Việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị có cần phù hợp với thiết kế đô thị không?

Cho tôi hỏi việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị có cần phù hợp với thiết kế đô thị không? Việc xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên thiết kế theo kiểu căn hộ thì có được công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ đó không? Hộ gia đình tại khu vực đô thị có cần xây dựng nhà ở theo phương thức chỉnh trang đô thị không? Câu hỏi của bạn L.V.T (Long An).

Việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị có cần phù hợp với thiết kế đô thị không?

Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 định nghĩa:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
9. Phát triển nhà ở là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo làm tăng diện tích nhà ở.

Theo đó phát triển nhà ở là việc xây dựng mới hoặc cải tạo lại nhà ở làm tăng diện tích nhà ở.

Căn cư theo Điều 43 Luật Nhà ở 2014 quy định về yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị như sau:

Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị
1. Phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, có nhà ở và được cải tạo, xây dựng lại theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị. Đối với nhà ở yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng thì phải xây dựng theo Giấy phép xây dựng.
3. Việc xây dựng nhà ở phải bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, yêu cầu vệ sinh, môi trường, kiến trúc nhà ở và không làm ảnh hưởng đến công trình liền kề.

Theo đó để xây dựng hoặc cải tạo lại nhà ở cần phải có quyền sử dụng đất sử dụng nhà ở hợp pháp để tiến hành việc phát triển nhà ở,việc xây dựng nhà ở phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, môi trường và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị.

Vậy nên việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị cần phù hợp với thiết kế đô thị.

Phát triển nhà ở tại khu vực đô thị

Phát triển nhà ở tại khu vực đô thị (Hình từ internet)

Việc xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên thiết kế theo kiểu căn hộ thì có được công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ đó không?

Căn cứ theo Điều 46 Luật Nhà ở 2014 quy định về tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân như sau:

Tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
1. Nhà ở phải được xây dựng trên thửa đất ở có đủ điều kiện về diện tích để xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.
Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.
3. Nhà ở riêng lẻ có thời hạn sử dụng được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và hiện trạng thực tế của nhà ở.
Khi nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì thực hiện phá dỡ theo quy định tại Mục 4 Chương VI của Luật này.

Theo đó muốn xây dựng nhà ở phải đảm bảo được đất xây dựng nhà ở là đất có đủ điều kiện để xây dựng nhà ở.

Để được công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ ngoài việc xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên thiết kế theo kiểu căn hộ còn phải đảm bảo tiêu chuẩn diện tích sàn, có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định thì mới đủ điều kiện để được công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ.

Lưu ý khi nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì thực hiện phá dỡ theo quy định.

Hộ gia đình tại khu vực đô thị có cần xây dựng nhà ở theo phương thức chỉnh trang đô thị không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Luật Nhà ở 2014 quy định về phương thức phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân như sau:

Phương thức phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
2. Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị thực hiện xây dựng nhà ở theo các phương thức sau đây:
a) Tự tổ chức xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng hoặc được tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ xây dựng nhà ở;
b) Thuê đơn vị, cá nhân có năng lực về hoạt động xây dựng để xây dựng nhà ở đối với trường hợp pháp luật về xây dựng yêu cầu phải có đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện xây dựng;
c) Hợp tác cải tạo, chỉnh trang đô thị trong đó có nhà ở.

Theo đó hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị tự tổ chức xây dựng, thuê năng vị có năng lực trong lĩnh vực xây dựng trong trường hợp pháp luật yêu cầu và thực hiện xây dựng nhà ở theo các phương thức hợp tác cải tạo, chỉnh trang đô thị trong đó có nhà ở.

Vậy nên việc hộ gia đình tại khu vực đô thị cần phải xây dựng nhà ở theo phương thức chỉnh trang đô thị.

Phát triển nhà ở Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phát triển nhà ở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phát triển nhà ở là gì? Nội dung kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh bao gồm những vấn đề gì?
Pháp luật
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được phê duyệt trong năm nào của kỳ Chiến lược? Căn cứ xây dựng Chiến lược?
Pháp luật
Nội dung chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh có phải thực hiện đánh giá hiện trạng của thị trường bất động sản nhà ở không?
Pháp luật
Hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở nằm trong phương thức phát triển nhà ở của cá nhân tại khu vực nào?
Pháp luật
Nhà ở là gì? Nhà ở riêng lẻ là gì? Quỹ đất để phát triển nhà ở được quy định theo Luật Nhà ở mới thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu phương thức phát triển nhà ở của cá nhân tại nông thôn? Phát triển nhà ở phải phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới đúng không?
Pháp luật
Việc huy động vốn để phát triển nhà ở phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Việc sử dụng vốn để phát triển nhà ở cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Nguyên tắc huy động vốn phát triển nhà ở sẽ không có giá trị pháp lý khi nào? Các hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở?
Pháp luật
Vốn để phát triển nhà ở của cá nhân bao gồm những nguồn nào? Phương thức phát triển nhà ở của cá nhân tại khu vực đô thị?
Pháp luật
Kỳ chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh tương ứng với kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đúng không?
Pháp luật
Nguồn tài chính công đoàn có phải nguồn vốn để phát triển nhà ở không? Nguồn tài chính công đoàn để thực hiện dự án nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển nhà ở
897 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào