Việc phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động hay thủ công? Việc phân loại mức độ rủi ro tổng thể được thực hiện như thế nào?
Việc phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động hay thủ công?
Việc phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động hay thủ công, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế
1. Nguyên tắc đánh giá, phân loại.
a) Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động bằng ứng dụng công nghệ thông tin, trên cơ sở bộ chỉ số tiêu chí và phương pháp đánh giá đã được Tổng cục Thuế ban hành.
b) Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được thực hiện đối với tất cả người nộp thuế.
c) Tùy yêu cầu của nghiệp vụ quản lý thuế, mỗi phân đoạn người nộp thuế hoặc mỗi đối tượng người nộp thuế sẽ được phân loại mức độ rủi ro tổng thể và có thể được phân loại mức độ rủi ro theo các nghiệp vụ quản lý thuế.
d) Đối với phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế: Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý thuế để thực hiện phân loại định kỳ theo số lần trong năm, một (01) lần hoặc nhiều lần, như nghiệp vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế); hoặc phân loại định kỳ theo tháng, quý và phân loại tức thời khi phát sinh hồ sơ nghiệp vụ (như nghiệp vụ hoàn thuế).
đ) Trình tự đánh giá, phân loại.
Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện theo trình tự sau:
Thứ nhất: Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Thứ hai: Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.
Thứ ba: Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động bằng ứng dụng công nghệ thông tin, trên cơ sở bộ chỉ số tiêu chí và phương pháp đánh giá đã được Tổng cục Thuế ban hành.
Việc phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động hay thủ công? (Hình từ Internet)
Kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được sắp xếp theo tiêu chí nào?
Kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được sắp xếp theo tiêu chí được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 8 Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế
1. Nguyên tắc đánh giá, phân loại.
…
e) Kết quả đánh giá, phân loại.
Kết quả đánh giá, phân loại được kết xuất theo mẫu ban hành kèm theo Quy trình này và được sắp xếp theo tiêu chí dưới đây:
- Theo người nộp thuế có mức độ đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro từ cao xuống.
- Theo thứ tự các chỉ số tiêu chí có nhiều người nộp thuế vi phạm hoặc theo điểm số của từng tiêu chí từ cao xuống.
…
Như vậy, kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được sắp xếp theo tiêu chí sau:
- Theo người nộp thuế có mức độ phân loại mức độ rủi ro từ cao xuống.
- Theo thứ tự các chỉ số tiêu chí có nhiều người nộp thuế vi phạm hoặc theo điểm số của từng tiêu chí từ cao xuống.
Việc phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 8 Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế
…
2. Thực hiện đánh giá, phân loại.
b) Bước 2 - Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.
b1) Thời gian phân loại.
Việc phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế được thực hiện vào các ngày 15/4, 30/6, 30/9 hàng năm hoặc thực hiện theo yêu cầu của công tác quản lý.
b2) Thực hiện phân loại.
B2.1 - Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế.
b3) Kết quả phân loại.
B2.2 - Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro đưa ra kết quả phân loại mức độ rủi ro tổng thể của người nộp thuế theo mẫu 03/QTr-QLRR và kết quả phân loại người nộp thuế có rủi ro cao và rất cao theo mẫu 03-1/QTr-QLRR ban hành kèm theo quy trình này.
B2.3 - Kết quả phân loại mức độ rủi ro tổng thể của người nộp thuế được lưu tại ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro để cơ quan thuế các cấp khai thác phục vụ yêu cầu quản lý thuế.
B2.4 - Kết quả phân loại người nộp thuế có rủi ro cao và rất cao được ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động chuyển đến chức năng kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế trên ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro.
…
Theo đó, việc phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế được thực hiện như sau:
- B2.1 - Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế.
- B2.2 - Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro đưa ra kết quả phân loại mức độ rủi ro tổng thể của người nộp thuế theo mẫu 03/QTr-QLRR và kết quả phân loại người nộp thuế có rủi ro cao và rất cao theo mẫu 03-1/QTr-QLRR ban hành kèm theo quy trình này.
- B2.3 - Kết quả phân loại mức độ rủi ro tổng thể của người nộp thuế được lưu tại ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro để cơ quan thuế các cấp khai thác phục vụ yêu cầu quản lý thuế.
- B2.4 - Kết quả phân loại người nộp thuế có rủi ro cao và rất cao được ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động chuyển đến chức năng kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế trên ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc thọ người cao tuổi hay nhất 70, 80, 90, 100 tuổi năm 2025? Câu chúc mừng thọ ngắn gọn, ý nghĩa?
- Bài phát biểu của lãnh đạo tại lễ mừng thọ người cao tuổi đầu xuân? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định thuộc về ai?
- Phế liệu thủy tinh nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đầy đủ, chi tiết?