Thế nào là đánh giá rủi ro? Mục đích và những lợi ích chủ yếu của việc đánh giá rủi ro là gì?

Cho tôi hỏi thế nào là đánh giá rủi ro? Mục đích và những lợi ích chủ yếu của việc đánh giá rủi ro là gì? Có những phương pháp nhận diện rủi ro nào có thể được áp dụng? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Đánh giá rủi ro là gì?

Đánh giá rủi ro được quy định tại tiết 4.3.4 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 31010:2013 (IEC/ISO 31010:2009) về Quản lý rủi ro – Kỹ thuật đánh giá rủi ro như sau:

Các khái niệm đánh giá rủi ro
...
4.3. Đánh giá rủi ro và quá trình quản lý rủi ro
...
4.3.4. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình tổng thể bao gồm nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro và định mức rủi ro.
Các rủi ro có thể được đánh giá ở cấp độ tổ chức, cấp độ phòng ban, dự án, hoạt động riêng lẻ hoặc rủi ro cụ thể. Công cụ và kỹ thuật khác nhau có thể thích hợp trong các bối cảnh khác nhau.
Đánh giá rủi ro đưa ra hiểu biết về các rủi ro, nguyên nhân của rủi ro, hệ quả và xác suất của chúng. Điều này cung cấp thông tin cho các quyết định về việc:
● có nên thực hiện hoạt động hay không;
● cách thức để tối đa hóa các cơ hội;
● rủi ro có cần được xử lý hay không;
● lựa chọn những phương án với các rủi ro khác nhau;
● thiết lập thứ tự ưu tiên cho các phương án xử lý rủi ro;
● lựa chọn các chiến lược xử lý rủi ro thích hợp nhất sẽ mang lại những rủi ro bất lợi ở mức có thể gánh chịu.
...

Theo đó, đánh giá rủi ro là quá trình tổng thể bao gồm nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro và định mức rủi ro.

Các rủi ro có thể được đánh giá ở cấp độ tổ chức, cấp độ phòng ban, dự án, hoạt động riêng lẻ hoặc rủi ro cụ thể. Công cụ và kỹ thuật khác nhau có thể thích hợp trong các bối cảnh khác nhau.

Đánh giá rủi ro đưa ra hiểu biết về các rủi ro, nguyên nhân của rủi ro, hệ quả và xác suất của chúng. Điều này cung cấp thông tin cho các quyết định về việc:

- Có nên thực hiện hoạt động hay không;

- Cách thức để tối đa hóa các cơ hội;

- Rủi ro có cần được xử lý hay không;

- Lựa chọn những phương án với các rủi ro khác nhau;

- Lhiết lập thứ tự ưu tiên cho các phương án xử lý rủi ro;

- Lựa chọn các chiến lược xử lý rủi ro thích hợp nhất sẽ mang lại những rủi ro bất lợi ở mức có thể gánh chịu.

Thế nào là đánh giá rủi ro? Mục đích và những lợi ích chủ yếu của việc đánh giá rủi ro là gì?

Thế nào là đánh giá rủi ro? Mục đích và những lợi ích chủ yếu của việc đánh giá rủi ro là gì? (Hình từ Internet)

Mục đích và những lợi ích chủ yếu của việc đánh giá rủi ro là gì?

Mục đích và lợi ích của đánh giá rủi ro được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 31010:2013 (IEC/ISO 31010:2009) về Quản lý rủi ro – Kỹ thuật đánh giá rủi ro như sau:

Các khái niệm đánh giá rủi ro
4.1. Mục đích và lợi ích
Mục đích của đánh giá rủi ro là đưa ra thông tin dựa trên bằng chứng và phân tích để ra quyết định đúng đắn về cách thức xử lý những rủi ro cụ thể và cách thức chọn các phương án khác nhau.
Một số lợi ích chủ yếu của việc đánh giá rủi ro là:
● hiểu rõ rủi ro và tác động tiềm ẩn của rủi ro tới các mục tiêu;
● cung cấp thông tin cho người ra quyết định;
● góp phần hiểu rõ rủi ro để hỗ trợ lựa chọn các phương án xử lý rủi ro;
● nhận biết những thành tố của rủi ro và những liên kết lỏng lẻo trong hệ thống và tổ chức;
● so sánh những rủi ro trong các hệ thống, công nghệ hoặc cách tiếp cận khác;
● trao đổi thông tin về rủi ro và sự không chắc chắn;
● hỗ trợ và thiết lập thứ tự ưu tiên;
● góp phần ngăn ngừa sự cố dựa trên việc điều tra sau sự cố;
● lựa chọn các hình thức xử lý rủi ro khác nhau;
● đáp ứng các yêu cầu chế định;
● cung cấp thông tin giúp đánh giá xem có nên chấp nhận rủi ro khi so sánh với tiêu chí đã được xác định;
● đánh giá những rủi ro đối với việc hủy bỏ khi kết thúc vòng đời.
...

Theo đó, mục đích của đánh giá rủi ro là đưa ra thông tin dựa trên bằng chứng và phân tích để ra quyết định đúng đắn về cách thức xử lý những rủi ro cụ thể và cách thức chọn các phương án khác nhau.

Một số lợi ích chủ yếu của việc đánh giá rủi ro là:

- Hiểu rõ rủi ro và tác động tiềm ẩn của rủi ro tới các mục tiêu;

- Cung cấp thông tin cho người ra quyết định;

- Góp phần hiểu rõ rủi ro để hỗ trợ lựa chọn các phương án xử lý rủi ro;

- Nhận biết những thành tố của rủi ro và những liên kết lỏng lẻo trong hệ thống và tổ chức;

- So sánh những rủi ro trong các hệ thống, công nghệ hoặc cách tiếp cận khác;

- Trao đổi thông tin về rủi ro và sự không chắc chắn;

- Hỗ trợ và thiết lập thứ tự ưu tiên;

- Góp phần ngăn ngừa sự cố dựa trên việc điều tra sau sự cố;

- Lựa chọn các hình thức xử lý rủi ro khác nhau;

- Đáp ứng các yêu cầu chế định;

- Cung cấp thông tin giúp đánh giá xem có nên chấp nhận rủi ro khi so sánh với tiêu chí đã được xác định;

- Đánh giá những rủi ro đối với việc hủy bỏ khi kết thúc vòng đời.

Có những phương pháp nhận diện rủi ro nào có thể được áp dụng?

Phương pháp nhận diện rủi ro được quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 31010:2013 (IEC/ISO 31010:2009) về Quản lý rủi ro – Kỹ thuật đánh giá rủi ro như sau:

- Các phương pháp dựa trên bằng chứng, ví dụ về các phương pháp này là danh mục kiểm tra và xem xét dữ liệu quá khứ;

- Cách tiếp cận có hệ thống theo nhóm, trong đó một nhóm chuyên gia tuân theo một quá trình hệ thống để nhận diện rủi ro thông qua một bộ hướng dẫn hoặc câu hỏi được kết cấu;

- Kỹ thuật suy luận quy nạp như HAZOP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

12,866 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào