Việc phân bổ kênh tần số phát thanh FM được thực hiện theo nguyên tắc nào? Phân bổ kênh tần số phát thanh FM cụ thể để phát sóng các kênh nào?
Việc phân bổ kênh tần số phát thanh FM được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 37/2017/TT-BTTTT, có quy định về nguyên tắc phân bổ kênh tần số như sau:
Nguyên tắc phân bổ kênh tần số
1. Tính đến hiện trạng sử dụng của Việt Nam để bảo đảm việc chuyển đổi từ hiện trạng sang quy hoạch với chi phí thấp nhất.
2. Phân bổ kênh tần số hợp lý, hiệu quả đáp ứng nhu cầu phủ sóng phát thanh FM các kênh chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, các kênh chương trình phát thanh của Đài Phát thanh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hạn chế phủ sóng chồng lấn lẫn nhau giữa các đài phát sóng phát thanh FM phát cùng kênh chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phân bổ kênh tần số phát thanh FM được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Tính đến hiện trạng sử dụng của Việt Nam để bảo đảm việc chuyển đổi từ hiện trạng sang quy hoạch với chi phí thấp nhất.
- Phân bổ kênh tần số hợp lý, hiệu quả đáp ứng nhu cầu phủ sóng phát thanh FM các kênh chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, các kênh chương trình phát thanh của Đài Phát thanh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Hạn chế phủ sóng chồng lấn lẫn nhau giữa các đài phát sóng phát thanh FM phát cùng kênh chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Phát thanh FM (Hình từ Internet)
Phân bổ kênh tần số phát thanh FM cụ thể để phát sóng các kênh nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 37/2017/TT-BTTTT, có quy định về phân kênh, phân bổ kênh tần số phát thanh FM như sau:
Quy định về phân kênh, phân bổ kênh tần số phát thanh FM
1. Phân kênh tần số cho phát thanh FM được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phân bổ kênh tần số cụ thể để phát sóng các kênh chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài Phát thanh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Phụ lục II và III ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì phân bổ kênh tần số phát thanh FM cụ thể để phát sóng các kênh chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài Phát thanh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Phụ lục II và III ban hành kèm theo Thông tư này.
Đài phát sóng phát thanh FM ở khu vực biên giới phải sử dụng anten như thế nào?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 4 Thông tư 37/2017/TT-BTTTT, có quy định về ấn định và sử dụng tần số vô tuyến điện như sau:
Quy định về ấn định và sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Căn cứ vào Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và nhu cầu sử dụng kênh tần số, các tham số phát sóng được tính toán ấn định và quy định cụ thể trong Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
2. Vùng phủ sóng phát thanh FM được tính toán với mức cường độ trường tối thiểu quy định tại mục 1, tỷ số bảo vệ tín hiệu trên nhiễu quy định tại mục 2, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đài Phát thanh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phủ sóng phát thanh FM và bảo vệ khỏi nhiễu có hại trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó. Riêng Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được phủ sóng sang địa bàn thuộc các tỉnh, thành phố khác nhưng không được gây nhiễu có hại cho các hệ thống phát thanh FM khác đã được phân bổ kênh tần số theo quy định tại Phụ lục II, III ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đài phát sóng phát thanh FM cấp huyện được phủ sóng phát thanh FM và bảo vệ khỏi nhiễu có hại trong phạm vi địa giới hành chính của huyện đó.
5. Trên cơ sở không gây nhiễu có hại cho các đài phát sóng phát thanh FM của Đài Tiếng nói Việt Nam và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang hoạt động hoặc đã được phân bổ kênh tần số tại Phụ lục II và Phụ lục III, các đài phát sóng phát thanh FM cấp huyện được xem xét ấn định kênh tần số tại các đoạn băng tần theo thứ tự tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Đài phát sóng phát thanh FM phải sử dụng anten có hướng tính phù hợp để phủ sóng hiệu quả và không gây nhiễu có hại tới các đài phát sóng phát thanh FM và các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác.
7. Đài phát sóng phát thanh FM ở khu vực biên giới phải sử dụng anten có hướng tính phù hợp để bảo đảm vùng phủ sóng tuân theo thỏa thuận về phối hợp tần số biên giới giữa Việt Nam với nước láng giềng.
8. Đài phát sóng thử nghiệm, đài phát sóng phát thanh FM kênh chương trình đặc thù, đài phát lại phát thanh FM phủ sóng vùng lõm, vùng sâu, vùng xa được ấn định kênh tần số theo từng trường hợp trên cơ sở không gây nhiễu có hại cho đài phát sóng phát thanh FM khác đã được phân bổ kênh tần số theo quy định tại Phụ lục II, III ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì đài phát sóng phát thanh FM ở khu vực biên giới phải sử dụng anten có hướng tính phù hợp để bảo đảm vùng phủ sóng tuân theo thỏa thuận về phối hợp tần số biên giới giữa Việt Nam với nước láng giềng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?