Việc lựa chọn nhà thầu bằng hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với những gói thầu nào?
Việc lựa chọn nhà thầu bằng hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với những gói thầu nào?
Việc lựa chọn nhà thầu bằng hình thức mua sắm trực tiếp được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Mua sắm trực tiếp
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác và đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
b) Chủ đầu tư chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các loại hàng hóa thuộc gói thầu và khối lượng từng hạng mục công việc nhỏ hơn 130% so với khối lượng hạng mục tương ứng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, không bao gồm khối lượng của tùy chọn mua thêm (nếu có);
c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm hoàn thiện hợp đồng;
d) Thời gian từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu nhà thầu đó đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
Như vậy, theo quy định, việc lựa chọn nhà thầu bằng hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
- Chủ đầu tư chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các loại hàng hóa thuộc gói thầu và khối lượng từng hạng mục công việc nhỏ hơn 130% so với khối lượng hạng mục tương ứng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, không bao gồm khối lượng của tùy chọn mua thêm (nếu có);
- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm hoàn thiện hợp đồng;
- Thời gian từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Việc lựa chọn nhà thầu bằng hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với những gói thầu nào? (Hình từ Internet)
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với hình thức mua sắm trực tiếp bao gồm mấy bước?
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với hình thức mua sắm trực tiếp được quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
...
3. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
4. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của nhà thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
5. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện, bao gồm dự thảo thỏa thuận giao việc;
b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện;
c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Ký kết thỏa thuận giao việc; quản lý việc thực hiện gói thầu.
...
Như vậy, theo quy định, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với hình thức mua sắm trực tiếp bao gồm các bước sau đây:
(1) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
(2) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
(3) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của nhà thầu;
(4) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
(5) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Đấu thầu 2023, cụ thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Xem xét bối cảnh thực hiện dự án đối với công tác đấu thầu;
- Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc thực hiện các hoạt động đấu thầu của dự án;
- Phân tích thị trường và xác định rủi ro trong đấu thầu;
- Mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu;
- Đề xuất kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm:
+ Phân chia dự án thành các gói thầu
+ Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu;
+ Loại hợp đồng, nguyên tắc phân chia và quản lý rủi ro;
+ Tiến độ thực hiện các công việc chính, gói thầu;
+ Nội dung khác cần lưu ý trong soạn thảo hồ sơ mời thầu, quản lý thực hiện hợp đồng.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến lựa chọn nhà thầu Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?