Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp nào?
- Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp nào?
- Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung vào các nguồn vốn nào?
- Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác gồm những gì?
Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp nào?
Trường hợp lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
1. Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
a) Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải được thực hiện đồng bộ từ khâu xây dựng chính sách, lập kế hoạch, phân bổ, giao dự toán ngân sách và sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn vốn.
b) Lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp có sự trùng lặp đồng thời về nội dung, đối tượng và phạm vi, địa bàn thực hiện. Việc lồng ghép phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình.
c) Ưu tiên lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án khác không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nhưng có cùng mục tiêu, đối tượng thụ hưởng, nội dung hoạt động và được thực hiện trên cùng một địa bàn cấp huyện, cấp xã để phát huy hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia.
...
Như vậy, theo quy định, việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp có sự trùng lặp đồng thời về nội dung, đối tượng và phạm vi, địa bàn thực hiện.
Việc lồng ghép phải đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình.
Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia chỉ thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung vào các nguồn vốn nào?
Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
1. Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
...
c) Ưu tiên lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án khác không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nhưng có cùng mục tiêu, đối tượng thụ hưởng, nội dung hoạt động và được thực hiện trên cùng một địa bàn cấp huyện, cấp xã để phát huy hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Vốn lồng ghép từ chương trình, dự án khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia không thuộc vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định.
d) Tập trung lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nội dung, hoạt động trên địa bàn các huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
đ) Lấy nội dung, hoạt động, dự án đầu tư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia làm trọng tâm để thực hiện việc lồng ghép nguồn vốn. Xác định rõ tỷ lệ huy động, đóng góp vốn từng chương trình, dự án được lông ghép. Thực hiện thống nhất định mức chi theo từng nội dung, hoạt động được lồng ghép; thống nhất quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn lồng ghép phù hợp với thực tế tại địa phương. Mức hỗ trợ thực hiện trên địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được áp dụng theo định mức chi cao nhất theo quy định hiện hành.
...
Như vậy, theo quy định, việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nội dung, hoạt động trên địa bàn:
- Các huyện nghèo;
- Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
- Các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác gồm những gì?
Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
...
2. Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác
a) Dự án đầu tư.
b) Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia.
d) Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.
đ) Các nội dung khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).
3. Quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Như vậy, theo quy định, nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác bao gồm:
(1) Dự án đầu tư.
(2) Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
(3) Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện;
Thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia.
(4) Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.
(5) Các nội dung khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?