Việc lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm có được căn cứ dựa trên mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội hay không?
- Việc lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm có được căn cứ dựa trên mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội hay không?
- Cơ quan nào xây dựng kế hoạch trả nợ công 05 năm của chính quyền địa phương?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm của chính quyền địa phương cần đảm bảo những gì?
Việc lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm có được căn cứ dựa trên mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội hay không?
Việc lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm có được căn cứ dựa trên mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội được quy định tại Điều 8 Nghị định 94/2018/NĐ-CP như sau:
Căn cứ lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
1. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính quốc gia 05 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn trước.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công và các cân đối kinh tế vĩ mô theo các Nghị quyết của Quốc hội.
3. Quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước, nợ công, đầu tư công, tiền tệ và tín dụng.
4. Quan điểm chỉ đạo định hướng của Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia và kế hoạch đầu tư công trung hạn.
5. Tình hình thực hiện các thỏa thuận vay, công cụ nợ hiện hành; nhu cầu sử dụng vốn vay và dự báo tình hình trong nước, nước ngoài có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn theo các thỏa thuận vay, phát hành công cụ nợ trong thời gian 05 năm kế hoạch.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội là một trong những căn cứ để lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
Việc lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm có được căn cứ dựa trên mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội hay không? (Hình từ internet)
Cơ quan nào xây dựng kế hoạch trả nợ công 05 năm của chính quyền địa phương?
Cơ quan xây dựng kế hoạch trả nợ công 05 năm của chính quyền địa phương được quy định tại Điều 9 Nghị định 94/2018/NĐ-CP như sau:
Trình tự lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương, gửi Bộ Tài chính theo quy định của Chính phủ về quản lý nợ của chính quyền địa phương để tổng hợp vào kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan chủ quản thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nợ công đánh giá tình hình quản lý sử dụng nợ công của bộ, cơ quan ngang bộ trong giai đoạn 05 năm trước và dự kiến nhu cầu sử dụng nợ công trong giai đoạn 05 năm sau, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn sau trình Thủ tướng Chính phủ cùng với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
4. Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn sau để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cùng với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
5. Căn cứ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn sau báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội cùng với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Cơ quan xây dựng kế hoạch trả nợ công 05 năm của chính quyền địa phương là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm của chính quyền địa phương cần đảm bảo những gì?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm của chính quyền địa phương được quy định tại Điều 10 Nghị định 94/2018/NĐ-CP như sau:
Thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương, đảm bảo:
a) Tổng mức vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương trong phạm vi kế hoạch được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
2. Bộ Tài chính chủ trì theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện vay, trả nợ công 05 năm:
a) Tổng số vay, trả nợ 05 năm trong phạm vi kế hoạch được Quốc hội quyết định;
b) Báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các giải pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
c) Báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm (nếu cần thiết).
3. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm của chính quyền địa phương cần đảm bảo:
- Tổng mức vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương trong phạm vi kế hoạch được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
- Bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?