Việc lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
- Việc lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục ra sao?
- Hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có bao gồm kết quả thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia không?
- Ai có quyền quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia? Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia phải có các nội dung chủ yếu nào?
Việc lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về việc lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia như sau:
Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia
1. Việc lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được thực hiện theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
2. Trình tự, thủ tục lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được quy định như sau:
a) Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn theo các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20 của Luật này và lập dự án thành lập khu bảo tồn;
b) Tổ chức lấy ý kiến bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân các cấp, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn;
c) Tổ chức thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, việc lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
- Bước 1: Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn theo các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20 của Luật này và lập dự án thành lập khu bảo tồn;
- Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân các cấp, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn;
- Bước 3: Tổ chức thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trình tự, thủ tục lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được thực hiện ra sao? (Hình từ internet)
Hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có bao gồm kết quả thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về việc lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia như sau:
Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia
...
3. Hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia gồm có:
a) Văn bản đề nghị thành lập khu bảo tồn của cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia;
b) Dự án thành lập khu bảo tồn với các nội dung quy định tại Điều 21 của Luật này;
c) Ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này và ý kiến của các bên liên quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Kết quả thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia.
Theo quy định trên thì hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia gồm có các tài liệu nêu trên. Trong đó, hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có bao gồm kết quả thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia.
Ai có quyền quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia? Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia phải có các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia.
2. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn và vùng đệm;
b) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính;
c) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn;
d) Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
đ) Phương án ổn định hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn;
e) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn.
3. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được gửi đến Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có khu bảo tồn, cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ là người có quyền quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia.
Và quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn và vùng đệm;
- Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính;
- Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn;
- Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
- Phương án ổn định hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn;
- Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích mẫu 04-LĐTL: Mẫu giấy đi đường dành cho cán bộ và người lao động là gì? Hướng dẫn ghi sao cho hợp lệ? Tải về?
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Phương tiện vận tải có là đối tượng chịu sự giám sát hải quan? Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải?
- Nhà đầu tư chiến lược là gì? Nhà đầu tư chiến lược được chuyển nhượng trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ khi nào?
- Bài viết tri ân thầy cô 20 11 ngắn gọn? Những dòng cảm xúc về thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?