Việc lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính tại nơi kiểm tra đối với quản lý thị trường được thực hiện như thế nào?
Việc lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính tại nơi kiểm tra đối với quản lý thị trường được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 27/2020/TT-BCT, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-BCT quy định như sau
Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính
...
2. Việc lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính tại nơi kiểm tra thực hiện như sau:
a) Trường hợp kết quả các nội dung kiểm tra đều chấp hành đúng pháp luật thì Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra;
b) Trường hợp kết quả các nội dung kiểm tra đều phát hiện vi phạm hành chính hoặc có nội dung kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính và không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này thì sau khi Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính hoặc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản nếu thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức đối với vi phạm hành chính đã phát hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Thông tư này;
c) Trường hợp kết quả kiểm tra có nội dung kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm hành chính cần phải thẩm tra, xác minh làm rõ để kết luận thì Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra đồng thời đề xuất người ban hành quyết định kiểm tra tổ chức thu thập, thẩm tra, xác minh để bổ sung tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 35 của Thông tư này, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy việc lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính tại nơi kiểm tra đối với quản lý thị trường được thực hiện như quy định trên.
Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây
Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Biên bản kiểm tra quản lý thị trường phải lập đúng mẫu quy định và thực hiện theo quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Thông tư 27/2020/TT-BCT, được sửa đổi bởi điểm b Khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-BCT quy định như sau:
Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính
...
3. Biên bản kiểm tra phải lập đúng mẫu quy định và thực hiện theo quy định sau:
a) Khi lập biên bản kiểm tra phải có mặt tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân được kiểm tra; trường hợp tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân được kiểm tra vắng mặt hoặc cố tình trốn tránh thì khi lập biên bản kiểm tra phải có đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện cơ quan công an cấp xã và người chứng kiến;
Trường hợp tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân được kiểm tra từ chối ký biên bản kiểm tra thì biên bản kiểm tra phải có chữ ký của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện cơ quan công an cấp xã nơi tiến hành kiểm tra hoặc của ít nhất 01 (một) người chứng kiến xác nhận việc tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân được kiểm tra không ký vào biên bản kiểm tra và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.
...
Như biên bản kiểm tra quản lý thị trường phải lập đúng mẫu quy định và thực hiện theo quy định như trên.
Biên bản kiểm tra quản lý thị trường sẽ có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính
...
4. Nội dung biên bản kiểm tra:
a) Biên bản kiểm tra phải ghi đầy đủ, chính xác kết quả kiểm tra đối với từng nội dung kiểm tra; ý kiến của tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân được kiểm tra, đại diện cơ quan phối hợp kiểm tra, người chứng kiến (nếu có); ý kiến đánh giá, kiến nghị, đề xuất của Đoàn kiểm tra đối với vụ việc kiểm tra;
b) Biên bản kiểm tra phải có đủ chữ ký của đại diện các bên liên quan đến việc kiểm tra, lập biên bản kiểm tra. Trường hợp biên bản có nhiều trang, nhiều liên thì phải có chữ ký của những người này vào từng trang, từng liên của biên bản, kể cả phụ lục và bảng kê kèm theo biên bản kiểm tra.
...
Như vậy biên bản kiểm tra quản lý thị trường sẽ có những nội dung sau:
- Biên bản kiểm tra phải ghi đầy đủ, chính xác kết quả kiểm tra đối với từng nội dung kiểm tra; ý kiến của tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân được kiểm tra, đại diện cơ quan phối hợp kiểm tra, người chứng kiến (nếu có); ý kiến đánh giá, kiến nghị, đề xuất của Đoàn kiểm tra đối với vụ việc kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra phải có đủ chữ ký của đại diện các bên liên quan đến việc kiểm tra, lập biên bản kiểm tra. Trường hợp biên bản có nhiều trang, nhiều liên thì phải có chữ ký của những người này vào từng trang, từng liên của biên bản, kể cả phụ lục và bảng kê kèm theo biên bản kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?