Việc kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Mục đích kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì?
- Việc kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Căn cứ vào đâu để kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Mục đích kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế kiểm tra, nghiệm thu nhiệm vụ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2537/QĐ-BTNMT năm 2018, có quy định về mục đích kiểm tra, nghiệm thu như sau:
Mục đích kiểm tra, nghiệm thu
1. Đảm bảo việc chấp hành quyết định phê duyệt nội dung và dự toán nhiệm vụ, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
2. Phát hiện những sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để kịp thời xử lý, khắc phục hoặc loại bỏ các sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
3. Xác nhận khối lượng, chất lượng, sản phẩm, xác định giá trị thanh toán của từng hạng mục công việc theo niên độ hoặc toàn bộ nhiệm vụ làm căn cứ quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ hoàn thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì mục đích kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là:
- Đảm bảo việc chấp hành quyết định phê duyệt nội dung và dự toán nhiệm vụ, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
- Phát hiện những sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để kịp thời xử lý, khắc phục hoặc loại bỏ các sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
- Xác nhận chất lượng của từng hạng mục công việc theo niên độ hoặc toàn bộ nhiệm vụ làm căn cứ quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ hoàn thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế kiểm tra, nghiệm thu nhiệm vụ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2537/QĐ-BTNMT năm 2018, có quy định về nguyên tắc kiểm tra, nghiệm thu như sau:
Nguyên tắc kiểm tra, nghiệm thu
1. Việc kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng, sản phẩm nhiệm vụ phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu phải được lập trên cơ sở tiến độ thực hiện nhiệm vụ.
2. Đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ phải tự kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng, sản phẩm, xác định giá trị đề nghị thanh toán của từng hạng mục công việc của nhiệm vụ do đơn vị mình và đơn vị phối hợp thực hiện và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và pháp luật của nhà nước về chất lượng, khối lượng của nhiệm vụ.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ do Bộ phê duyệt và nhiệm vụ Chính phủ; kiểm tra đột xuất các nhiệm vụ do đơn vị phê duyệt theo thẩm quyền; tham gia nghiệm thu khối lượng, chất lượng, sản phẩm nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Việc kiểm tra chất lượng nhiệm vụ phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu phải được lập trên cơ sở tiến độ thực hiện nhiệm vụ.
- Đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ phải tự kiểm tra chất lượng của từng hạng mục công việc của nhiệm vụ do đơn vị mình và đơn vị phối hợp thực hiện và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và pháp luật của nhà nước về chất lượng, khối lượng của nhiệm vụ.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ do Bộ phê duyệt và nhiệm vụ Chính phủ; kiểm tra đột xuất các nhiệm vụ do đơn vị phê duyệt theo thẩm quyền.
Căn cứ vào đâu để kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế kiểm tra, nghiệm thu nhiệm vụ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2537/QĐ-BTNMT năm 2018, có quy định về căn cứ để kiểm tra, nghiệm thu như sau:
Căn cứ để kiểm tra, nghiệm thu
1. Quyết định phê duyệt nội dung và dự toán nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền.
2. Quyết định giao kế hoạch và dự toán hàng năm.
3. Quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4. Tài liệu, hồ sơ, sản phẩm liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
Theo đó, để kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cần căn cứ vào:
- Quyết định phê duyệt nội dung và dự toán nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền.
- Quyết định giao kế hoạch và dự toán hàng năm.
- Quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Tài liệu, hồ sơ, sản phẩm liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ diễu binh ngày 30 4 năm 2025 sẽ bắt đầu tại địa điểm nào? Tổng hợp các tuyến đường xem lễ diễu binh 30 4 năm 2025?
- Điểm xét tốt nghiệp THPT có dựa trên điểm TB của từng năm học ở cấp 3 không? Được cộng bao nhiêu điểm khuyến khích?
- Người có tài năng được ưu tiên thuê nhà công vụ không? Thẩm quyền thành lập Hội đồng tuyển chọn người có tài năng?
- Chỉ di chuyển trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong trường hợp nào? Mạng lưới gồm những gì?
- Vị trí đo đếm ranh giới trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh được quy định như thế nào theo Thông tư 16?