Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo những phương thức nào? Có thể khai thác trực tiếp không?
- Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo những phương thức nào? Có thể khai thác trực tiếp không?
- Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cần phải trình cho cơ quan nào phê duyệt?
- Việc phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo trình tự nào?
Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo những phương thức nào? Có thể khai thác trực tiếp không?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Phương thức khai thác và nguồn thu từ tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản;
b) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
c) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về trường hợp được trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản trong các trường hợp sau:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến an ninh quốc gia;
b) Áp dụng phương thức trực tiếp khai thác hiệu quả hơn phương thức quy định tại các điểm b, điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định này;
c) Không có tổ chức đăng ký thực hiện phương thức quy định tại các điểm b, điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
...
Theo đó, việc khai thác thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có thể thực hiện theo các phương thức như:
- Giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản;
- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
Cơ quan được giao quản lý tài sản có thể tổ chức khai thác trực tiếp tài sản khi áp dung phương thức cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
Ngoài ra, nếu tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải mà cơ quan quản lý không có tổ chức nào đăng ký thực hiện phương thức khai thác hoặc tài sản liên quan đến an ninh quốc gia thì cơ quan đang quản lý tài sản cũng được phép tổ chức khai thác đối với tài sản.
Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (Hình từ Internet)
Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cần phải trình cho cơ quan nào phê duyệt?
Căn cư khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
...
2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Đề án khai thác tài sản theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
c) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
...
Nếu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì việc phê duyệt đề án sẽ do Thủ tướng Chính phủ thực hiện. Những trường hợp còn lại sẽ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
Cơ quan quản lý có nhu cầu khai thác tài sản mà mình đang quản lý cần lập một bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải để trình phê duyệt, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
- Đề án khai thác tài sản theo Mẫu số 07 TẢI VỀ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 43/2018/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
Việc phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo trình tự nào?
Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 43/2018/NĐ-CP thì việc phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải của cơ quan quản lý tài sản được thực hiện theo trình tự sau:
- Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đối với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan có trách nhiệm cho ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ về Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải và ý kiến của các cơ quan có liên quan) báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc có văn bản chỉ đạo trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?