Việc hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì ai có thẩm quyền quyết định? Biểu mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh mới nhất hiện nay?
Việc hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì ai có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
1. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này.
3. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
5. Người đứng đầu cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 36 của Luật này.
6. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 36 của Luật này trên cơ sở đề nghị của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý.
7. Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm tra trung ương có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này.
8. Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này.
9. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này.
10. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này chỉ được ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và đối với trường hợp liên quan đến vụ án, vụ việc đang thuộc thẩm quyền giải quyết.
11. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền ra quyết định gia hạn, hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
12. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.
Theo đó, người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Mà người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh sẽ tùy theo từng trường hợp tại Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
Như vậy, việc hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể để xác định ai là người có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh này.
Quyết định hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh (Hình từ internet)
Biểu mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 79/2020/TT-BCA như sau:
Biểu mẫu
1. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau:
a) Quyết định tạm hoãn xuất cảnh (Mẫu M01), Quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh (Mẫu M01b), Quyết định hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh (Mẫu M01c): dùng cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 để áp dụng đối với trường hợp được hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và các trường hợp thuộc khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019; khoản 1, 2, 3 Điều 29 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019);
...
Như vậy, biểu mẫu hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh mới nhất hiện nay xem thêm tại đây: Tải về.
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận quyết định hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 79/2020/TT-BCA như sau:
Trách nhiệm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh
1. Tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận quyết định, đề nghị tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh và gia hạn, hủy bỏ, giải tỏa quyết định tạm hoãn xuất cảnh; giải tỏa quyết định chưa cho nhập cảnh của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Kiểm tra nội dung, hình thức quyết định, đề nghị tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh và gia hạn, hủy bỏ, giải tỏa, nếu chưa đúng thẩm quyền hoặc thông tin không đầy đủ thì yêu cầu bổ sung.
3. Chủ trì tổ chức phổ biến, hướng dẫn cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Thông tư này.
Như vậy, cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận quyết định hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh là Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?