Việc giám sát dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở chăn nuôi được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi: Việc giám sát dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở chăn nuôi được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của chú Thực đến từ Kiên Giang.

Vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là gì? Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT định nghĩa vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn như sau:

Vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT định nghĩa cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn như sau:

Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là cơ sở chăn nuôi hoặc một xã, một phường, thị trấn được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

Việc giám sát dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở chăn nuôi được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Yêu cầu về giám sát dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở
1. Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện giám sát lâm sàng động vật trong suốt quá trình nuôi để phát hiện các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm. Trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm phải báo cho cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
a) Định kỳ 01 (một) lần/tuần theo dõi và ghi chép tình trạng sức khỏe của đàn vật nuôi thông qua lượng thức ăn tiêu thụ, dấu hiệu bất thường về hô hấp, tiêu hóa, vận động, hành vi của con vật và những biểu hiện bất thường khác;
b) Ghi chép, lưu giữ toàn bộ thông tin về việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho vật nuôi, bao gồm: Loại vắc xin sử dụng, ngày sử dụng vắc xin; hoạt động vệ sinh, khử trùng tiêu độc, loại thuốc khử trùng; thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh theo từng ngày, thuốc thú y đã sử dụng, ngày bắt đầu sử dụng thuốc để chữa bệnh cho vật nuôi, biện pháp xử lý đối với con vật mắc bệnh; loại mẫu, số lượng mẫu đã gửi xét nghiệm, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm (nếu có).
...

Như vậy theo quy định trên thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở chăn nuôi như sau:

- Định kỳ 01 (một) lần/tuần theo dõi và ghi chép tình trạng sức khỏe của vật nuôi thông qua lượng thức ăn tiêu thụ, dấu hiệu bất thường về hô hấp, tiêu hóa, vận động, hành vi của con vật và những biểu hiện bất thường khác.

- Ghi chép, lưu giữ toàn bộ thông tin về việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho vật nuôi, bao gồm:

+ Loại vắc xin sử dụng, ngày sử dụng vắc xin.

+ Hoạt động vệ sinh, khử trùng tiêu độc, loại thuốc khử trùng.

+ Thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh theo từng ngày, thuốc thú y đã sử dụng, ngày bắt đầu sử dụng thuốc để chữa bệnh cho vật nuôi, biện pháp xử lý đối với con vật mắc bệnh.

+ Loại mẫu, số lượng mẫu đã gửi xét nghiệm, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm (nếu có).

Việc giám sát dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở chăn nuôi được thực hiện như thế nào?

Việc giám sát dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở chăn nuôi được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Chương trình giám sát dịch bệnh động vật trong vùng có những nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Yêu cầu về giám sát dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng
1. Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện giám sát theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Chi cục Thú y xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn trên địa bàn, gửi và chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của Cục Thú y, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật.
3. Nội dung của chương trình giám sát dịch bệnh động vật bao gồm:
a) Hình thức giám sát: Giám sát lâm sàng, giám sát sau tiêm phòng hoặc giám sát phát hiện sự có mặt của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đăng ký an toàn;
b) Phương pháp chọn mẫu, loại mẫu, số lượng mẫu, tần suất lấy mẫu, xét nghiệm mẫu;
c) Thu thập, quản lý, phân tích thông tin, dữ liệu;
d) Các biện pháp xử lý kết quả giám sát.
4. Trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Chi cục Thú y, Cục Thú y gửi văn bản cho ý kiến về chuyên môn đối với chương trình giám sát dịch bệnh động vật của địa phương.

Như vậy theo quy định trên chương trình giám sát dịch bệnh động vật trong vùng có những nội dung sau:

- Hình thức giám sát: Giám sát lâm sàng, giám sát sau tiêm phòng hoặc giám sát phát hiện sự có mặt của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đăng ký an toàn.

- Phương pháp chọn mẫu, loại mẫu, số lượng mẫu, tần suất lấy mẫu, xét nghiệm mẫu.

- Thu thập, quản lý, phân tích thông tin, dữ liệu.

- Các biện pháp xử lý kết quả giám sát.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,100 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào