Việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan có thể do bao nhiêu giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện?
- Việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan có thể do bao nhiêu giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện?
- Có thể thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan bổ sung trong trường hợp nào?
- Trường hợp có sự khác nhau giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định thì giải quyết thế nào?
Việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan có thể do bao nhiêu giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện?
Việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 105 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan
1. Việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan có thể do một hoặc một số giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện. Giám định cá nhân là giám định do một giám định viên thực hiện. Giám định tập thể là giám định do hai giám định viên trở lên thực hiện.
2. Trong trường hợp giám định cá nhân thì giám định viên thực hiện toàn bộ việc giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình. Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc cùng lĩnh vực chuyên môn thì các giám định viên cùng thực hiện việc giám định, ký tên vào văn bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định; nếu có ý kiến khác nhau thì mỗi giám định viên ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào văn bản kết luận giám định chung và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi giám định viên thực hiện phần việc của mình và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình.
Như vậy, theo quy định, việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan có thể do một hoặc một số giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện. Giám định cá nhân là giám định do một giám định viên thực hiện. Giám định tập thể là giám định do hai giám định viên trở lên thực hiện.
Việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan có thể do bao nhiêu giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện? (Hình từ Internet)
Có thể thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan bổ sung trong trường hợp nào?
Giám định bổ sung quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại khoản 1 Điều 106 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Giám định bổ sung, giám định lại
1. Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng về các nội dung cần giám định hoặc có phát sinh tình tiết mới cần làm rõ. Yêu cầu giám định bổ sung và việc thực hiện giám định bổ sung phải thực hiện theo các quy định đối với giám định lần đầu.
2. Giám định lại được thực hiện trong trường hợp người yêu cầu giám định không đồng ý với kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại có thể do tổ chức giám định, giám định viên đã giám định trước đó hoặc do tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu giám định.
3. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các kết luận giám định hoặc giữa kết luận giám định với ý kiến chuyên môn của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về cùng một vấn đề cần giám định thì người yêu cầu giám định có thể tiếp tục yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện việc giám định lại.
Như vậy, theo quy định, có thể thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan bổ sung trong trường hợp kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng về các nội dung cần giám định hoặc có phát sinh tình tiết mới cần làm rõ.
Lưu ý: Yêu cầu giám định bổ sung và việc thực hiện giám định bổ sung phải thực hiện theo các quy định đối với giám định lần đầu.
Trường hợp có sự khác nhau giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định thì giải quyết thế nào?
Kết luận giám định được quy định tại khoản 3 Điều 106 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Giám định bổ sung, giám định lại
1. Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng về các nội dung cần giám định hoặc có phát sinh tình tiết mới cần làm rõ. Yêu cầu giám định bổ sung và việc thực hiện giám định bổ sung phải thực hiện theo các quy định đối với giám định lần đầu.
2. Giám định lại được thực hiện trong trường hợp người yêu cầu giám định không đồng ý với kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại có thể do tổ chức giám định, giám định viên đã giám định trước đó hoặc do tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu giám định.
3. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các kết luận giám định hoặc giữa kết luận giám định với ý kiến chuyên môn của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về cùng một vấn đề cần giám định thì người yêu cầu giám định có thể tiếp tục yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện việc giám định lại.
Như vậy, theo quy định, trường hợp có sự khác nhau giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định thì người yêu cầu giám định có thể tiếp tục yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện việc giám định lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?