Việc giám định cổ vật bởi Tổ chuyên gia giám định cổ vật thực hiện như thế nào? Chi phí thực hiện giám định cổ vật gồm những gì?
Việc giám định cổ vật bởi Tổ chuyên gia giám định cổ vật thực hiện như thế nào?
Giám định cổ vật bởi Tổ chuyên gia giám định cổ vật (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 14 Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL quy định về Tổ chuyên gia giám định cổ vật như sau:
Tổ chuyên gia giám định cổ vật
1. Việc giám định cổ vật phải do Tổ chuyên gia giám định cổ vật (sau đây gọi tắt là Tổ chuyên gia) thực hiện.
2. Tổ chuyên gia do người đứng đầu cơ sở giám định cổ vật thành lập, gồm có tổ trưởng và các thành viên. Số lượng thành viên Tổ chuyên gia phải là số lẻ và có từ 03 (ba) thành viên trở lên.
Tùy theo nội dung yêu cầu giám định, cơ sở giám định cổ vật có thể mời các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về cổ vật của các cơ quan, tổ chức khác tham gia là thành viên của Tổ chuyên gia.
Các thành viên Hội đồng giám định cổ vật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập không được phép tham gia là thành viên của Tổ chuyên gia của cơ sở giám định cổ vật.
3. Tổ chuyên gia hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết công khai về kết luận giám định. Các thành viên của Tổ chuyên gia thảo luận tập thể về vấn đề giám định, ý kiến của các thành viên phải được ghi trong biên bản cuộc họp của Tổ chuyên gia.
...
5. Toàn bộ quá trình thực hiện giám định của Tổ chuyên gia phải được lập thành biên bản giám định do tổ trưởng và các thành viên Tổ chuyên gia cùng ký. Biên bản giám định phải được ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực và được lưu trong hồ sơ giám định cổ vật.
Theo đó, việc giám định cổ vật phải do Tổ chuyên gia giám định cổ vật thực hiện. Số lượng thành viên Tổ chuyên gia phải là số lẻ và có từ 03 (ba) thành viên trở lên.
Tùy theo nội dung yêu cầu giám định, cơ sở giám định cổ vật có thể mời các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về cổ vật của các cơ quan, tổ chức khác tham gia là thành viên của Tổ chuyên gia.
Tổ chuyên gia hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết công khai về kết luận giám định.
Toàn bộ quá trình thực hiện giám định của Tổ chuyên gia phải được lập thành biên bản giám định do tổ trưởng và các thành viên Tổ chuyên gia cùng ký.
Tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL còn quy định trách nhiệm của Tổ chuyên gia giám định cổ vật như sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc giám định cổ vật quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL;
- Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định đúng nội dung yêu cầu giám định theo thỏa thuận trong Hợp đồng giám định cổ vật;
- Có thể sử dụng các kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc giám định;
- Thành viên của Tổ chuyên gia chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến giám định của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Tổ chuyên gia; giữ bí mật về kết quả giám định, thông tin và tài liệu giám định nếu được tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định cổ vật đề nghị.
Hồ sơ giám định cổ vật gồm những tài liệu gì?
Theo Điều 16 Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL thì cơ sở giám định cổ vật phải lập Hồ sơ giám định cổ vật.
Hồ sơ giám định cổ vật gồm có các tài liệu sau đây:
- Các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL;
- Hợp đồng giám định;
- Biên bản giao, nhận hiện vật giám định;
- Biên bản giám định;
- Bản ảnh giám định (nếu có);
- Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện nhằm mục đích phục vụ cho việc giám định (nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan đến việc giám định (nếu có);
- Giấy chứng nhận cổ vật.
Hồ sơ giám định cổ vật phải được lưu giữ tại cơ sở giám định cổ vật kể từ ngày kết thúc việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Chi phí thực hiện giám định cổ vật bao gồm những chi phí nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL quy định về chi phí thực hiện giám định cổ vật như sau:
Chi phí thực hiện giám định
1. Căn cứ đối tượng, nội dung yêu cầu, tính chất và khối lượng công việc giám định cần thực hiện, cơ sở giám định cổ vật lập dự toán chi phí thực hiện giám định và thỏa thuận với tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định cổ vật.
2. Chi phí thực hiện giám định bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí sau:
a) Chi phí thí nghiệm;
b) Chi phí máy móc, thiết bị phục vụ cho giám định;
c) Chi phí nghiên cứu hồ sơ tài liệu;
d) Chi phí cho các buổi thảo luận, nhận xét, đánh giá hiện vật;
đ) Chi phí bảo quản hiện vật;
e) Chi phí quản lý và các chi phí cần thiết khác.
Theo đó, chi phí thực hiện giám định cổ vật bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí sau:
- Chi phí thí nghiệm;
- Chi phí máy móc, thiết bị phục vụ cho giám định;
- Chi phí nghiên cứu hồ sơ tài liệu;
- Chi phí cho các buổi thảo luận, nhận xét, đánh giá hiện vật;
- Chi phí bảo quản hiện vật;
- Chi phí quản lý và các chi phí cần thiết khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?