Việc giải quyết khiếu nại trong Quân đội được thực hiện theo nguyên tắc nào? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định như thế nào?
- Việc giải quyết khiếu nại trong Quân đội được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Đối tượng nào có quyền khiếu nại quyết định hành chính của đơn vị có thẩm quyền trong Quân đội khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính đó là trái pháp luật?
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong Quân đội được quy định như thế nào?
Việc giải quyết khiếu nại trong Quân đội được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc giải quyết khiếu nại trong Quân đội được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 218/2013/TT-BQP như sau:
Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời.
Như vậy, theo quy định trên thì việc giải quyết khiếu nại trong Quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời.
Việc giải quyết khiếu nại trong Quân đội được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào có quyền khiếu nại quyết định hành chính của đơn vị có thẩm quyền trong Quân đội khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính đó là trái pháp luật?
Đối tượng có quyền khiếu nại quyết định hành chính của đơn vị có thẩm quyền trong Quân đội khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính đó là trái pháp luật, được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 218/2013/TT-BQP như sau:
Quyền khiếu nại
1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong Quân đội khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Các khiếu nại liên quan đến hoạt động chỉ huy, điều hành quy định trong Điều lệnh Quản lý bộ đội; liên quan đến việc thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.
Dân chiếu đến Điều 2 Thông tư 218/2013/TT-BQP như sau:
Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, quân nhân, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng và các đối tượng khác do Quân đội quản lý; cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài Quân đội có liên quan đến khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, đơn vị hoặc người có thẩm quyền trong Quân đội.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng có quyền khiếu nại quyết định hành chính của đơn vị có thẩm quyền trong Quân đội khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính đó là trái pháp luật gồm:
- Cơ quan, đơn vị, quân nhân, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng và các đối tượng khác do Quân đội quản lý;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài Quân đội có liên quan đến khiếu nại quyết định hành chính của cơ quan, đơn vị hoặc người có thẩm quyền trong Quân đội.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong Quân đội được quy định như thế nào?
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong Quân đội được quy định tại Điều 6 Thông tư 218/2013/TT-BQP như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, Đồn trưởng Đồn biên phòng và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của quân nhân, công nhân viên quốc phòng do mình quản lý.
2. Sư đoàn trưởng, Cục trưởng, Giám đốc Học viện Quân y, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp dưới trực tiếp trong trường hợp người chỉ huy cơ quan, đơn vị đó không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của người chỉ huy đơn vị cấp dưới trực tiếp do mình quản lý đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Giám đốc Học viện (trừ Học viện Quân y), Hiệu trưởng Nhà trường, Viện trưởng Viện nghiên cứu, Giám đốc Bệnh viện, Tổng Giám đốc công ty và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng do mình quản lý.
4. Tư lệnh Quân đoàn, Binh đoàn, Binh chủng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Tập đoàn viễn thông Quân đội và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của người chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp dưới trực tiếp do mình quản lý đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
5. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ nhiệm các Tổng cục; Tư lệnh Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của người chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp dưới trực tiếp do mình quản lý đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
a) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của người chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp dưới trực tiếp do mình quản lý đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
c) Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
Theo đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong Quân đội được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?