Việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào? Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực kể từ khi nào?
- Việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
- Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có hiệu lực pháp luật kể từ khi nào?
- Trong quá trình khiếu nại, người khiếu nại có phải thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước không?
Việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 69 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) quy định, việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được thực hiện như sau:
(1) Thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại;
Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Trường hợp người khiếu nại ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý;
Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý;
(2) Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì Tổng Kiểm toán nhà nước ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán đó.
Quyết định tạm đình chỉ của Tổng Kiểm toán nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có hiệu lực pháp luật;
(3) Trong thời hạn giải quyết khiếu nại, Tổng Kiểm toán nhà nước phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.
Việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?(Hình từ Internet)
Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có hiệu lực pháp luật kể từ khi nào?
Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 8 Điều 69 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019), cụ thể như sau:
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
...
8. Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký và phải được gửi ngay đến người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành. Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả đối thoại (nếu có);
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận nội dung khiếu nại;
h) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán bị khiếu nại; giữ nguyên hoặc chấm dứt hành vi bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
i) Việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có);
k) Quyền khởi kiện tại Tòa án.
...
Như vậy, theo quy định, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký và phải được gửi ngay đến người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành.
Trong quá trình khiếu nại, người khiếu nại có phải thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước không?
Việc thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 10 Điều 69 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019), cụ thể như sau:
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
...
9. Trường hợp sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy ánh tại khoản 8 Điều này, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm điều chỉnh báo cáo kiểm toán và gửi báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị đã điều chỉnh cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 10 ngày làm việc.
10. Trong quá trình khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, trừ trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tạm đình chỉ thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, theo quy định, trong quá trình khiếu nại hoạt động kiểm toán nhà nước thì người khiếu nại vẫn phải thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Trừ trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?
- Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025 mới nhất? Tải kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025?
- Mẫu Biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp?
- Trình tự thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng như thế nào?
- Bằng lái xe máy giả bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt hành vi sử dụng bằng lái xe máy giả theo Nghị định 168?