Việc gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam theo Giấy phép liên vận cho phương tiện vận tải của các nước ASEAN được thực hiện trong trường hợp nào?
- Việc gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam theo Giấy phép liên vận cho phương tiện vận tải của các nước ASEAN được thực hiện trong trường hợp nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước ASEAN?
- Để được gia hạn thời gian lưu hành phương tiện tại Việt Nam, đơn vị vận tải đường bộ quốc tế cần thực hiện thủ tục gì?
Việc gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam theo Giấy phép liên vận cho phương tiện vận tải của các nước ASEAN được thực hiện trong trường hợp nào?
Trường hợp gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện vận tải của các nước (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước như sau:
Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước thực hiện các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đường bộ qua biên giới
...
1. Đối tượng: Phương tiện của các nước thực hiện các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đường bộ qua biên giới quá thời gian lưu hành tại Việt Nam quy định tại Giấy phép liên vận ASEAN trong trường hợp bất khả kháng.
Theo đó, trong trường hợp bất khả kháng thì đơn vị vận tải đường bộ quốc tế được thực hiện gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện vận tải của mình.
Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về các phương tiện được cấp Giấy phép liên vận ASEAN như sau:
Quy định chung về giấy phép vận tải đường bộ quốc tế và giấy phép liên vận
…
2. Giấy phép liên vận được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các phương tiện để thực hiện hoạt động vận tải đường bộ quốc tế.
a) Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện thương mại được phép đi lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày và có thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp. Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào cấp cho phương tiện thuộc các doanh nghiệp phục vụ các công trình, dự án thực hiện trên lãnh thổ Lào có thời hạn 01 năm và không bị hạn chế về thời gian của mỗi lần, nhưng không quá thời hạn kết thúc công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên lãnh thổ Lào.
b) Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện phi thương mại (không bao gồm phương tiện cứu hỏa, phương tiện cứu thương, phương tiện cứu hộ, phương tiện thực hiện cứu trợ nhân đạo) được phép đi lại một lần và có thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày cấp.
3. Thời hạn của giấy phép liên vận cấp cho phương tiện không được vượt quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
Theo đó, Giấy phép liên vận ASEAN được cấp cho các phương tiện sau:
- Phương tiện thương mại được phép đi lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày và có thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp;
- Phương tiện thuộc các doanh nghiệp phục vụ các công trình, dự án thực hiện trên lãnh thổ Lào có thời hạn 01 năm và không bị hạn chế về thời gian của mỗi lần;
- Phương tiện phi thương mại (không bao gồm phương tiện cứu hỏa, phương tiện cứu thương, phương tiện cứu hộ, phương tiện thực hiện cứu trợ nhân đạo) được phép đi lại một lần và có thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày cấp.
Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước ASEAN?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước gặp sự cố bất khả kháng như sau:
Gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước thực hiện các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đường bộ qua biên giới
…
2. Thẩm quyền gia hạn: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phương tiện gặp sự cố bất khả kháng.
Theo đó, trong trường hợp phương tiện của đơn vị vận tải đường bộ quốc tế quá thời gian lưu hành tại Việt Nam gặp sự cố bất khả kháng thì:
Đơn vị vận tải đường bộ quốc tế cần gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền là Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phương tiện gặp sự cố bất khả kháng để thực hiện gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện.
Để được gia hạn thời gian lưu hành phương tiện tại Việt Nam, đơn vị vận tải đường bộ quốc tế cần thực hiện thủ tục gì?
Tại khoản 3, 4 Điều 10 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của các nước thực hiện các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đường bộ qua biên giới như sau:
* Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị gia hạn theo Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định 119/2021/NĐ-CP tải về;
- Giấy phép liên vận ASEAN (bản chính).
* Trình tự, thủ tục:
- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền nơi phương tiện gặp sự cố bất khả kháng;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thực hiện gia hạn thời gian lưu hành cho phương tiện của các nước thực hiện các Hiệp định khung ASEAN về vận tải đường bộ qua biên giới.
Trường hợp không gia hạn, cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu hình thức công khai thông tin? 15 Thông tin phải được công khai rộng rãi hiện nay bao gồm những thông tin nào?
- Vốn đầu tư công là vốn từ nguồn thu hợp pháp nào? Định mức phân bổ vốn đầu tư công có cần được công khai không?
- Toàn bộ vốn và tài sản của doanh nghiệp tư nhân phải ghi ở đâu? Chủ doanh nghiệp tư nhân quản lý doanh nghiệp như thế nào?
- Trường hợp bị xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy năm 2025? Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy?
- Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán có phải tiểu mục 1015? Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định như thế nào?