Việc định giá dịch vụ thủy lợi có căn cứ vào khả năng thanh toán của người sử dụng dịch vụ thủy lợi hay không?
- Việc định giá dịch vụ thủy lợi có căn cứ vào khả năng thanh toán của người sử dụng dịch vụ thủy lợi hay không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định giá dịch vụ thủy lợi đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước?
- Nguồn tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ thủy lợi theo quy định pháp luật được phân thế nào?
Việc định giá dịch vụ thủy lợi có căn cứ vào khả năng thanh toán của người sử dụng dịch vụ thủy lợi hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Thủy lợi 2017 có quy định về nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi như sau:
Nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
...
3. Căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm:
a) Giá thành, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; mức lợi nhuận; lộ trình điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khả năng thanh toán của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
c) Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
d) Đặc điểm, loại công trình thủy lợi;
đ) Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác, bảo trì và đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Theo quy định nêu trên thì việc định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi sẽ được dựa vào các căn cứ sau đây:
- Giá thành, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; mức lợi nhuận; lộ trình điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Khả năng thanh toán của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
- Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
- Đặc điểm, loại công trình thủy lợi;
- Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác, bảo trì và đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Như vậy, việc định giá dịch vụ thủy lợi có căn cứ vào khả năng thanh toán của người sử dụng dịch vụ thủy lợi.
Việc định giá dịch vụ thủy lợi có căn cứ vào khả năng thanh toán của người sử dụng dịch vụ thủy lợi hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định giá dịch vụ thủy lợi đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Thủy lợi 2017 có quy định về thẩm quyền quyết định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
Theo đó, thẩm quyền quyết định giá dịch vụ thủy lợi đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước được quy định như sau:
- Đối với dịch vụ công ích thủy lợi:
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá tối đa dịch vụ công ích thủy lợi;
+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cụ thể giá dịch vụ công ích thủy lợi thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý trên cơ sở giá tối đa dịch vụ công ích thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể giá dịch vụ công ích thủy lợi thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trên cơ sở giá tối đa dịch vụ công ích thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
- Đối với dịch vụ thủy lợi khác:
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ thủy lợi khác;
+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cụ thể giá dịch vụ thủy lợi khác thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý trên cơ sở khung giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể giá dịch vụ thủy lợi khác thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trên cơ sở khung giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
Nguồn tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ thủy lợi theo quy định pháp luật được phân thế nào?
Phân chia nguồn tiền thu từ việc cung cấp sản phẩm dịch vụ thủy lợi được quy định tại Điều 39 Luật Thủy lợi 2017 như sau:
Phân chia nguồn tiền thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
1. Tổ chức, cá nhân cùng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trong một hệ thống công trình thủy lợi thì tỷ lệ phân chia nguồn tiền thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi căn cứ vào chi phí quản lý, khai thác của từng tổ chức, cá nhân tham gia khai thác hệ thống công trình thủy lợi đó.
2. Tổ chức, cá nhân cùng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi thì tỷ lệ phân chia nguồn tiền thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi căn cứ vào chi phí đầu tư xây dựng và chi phí quản lý, khai thác công trình thủy lợi của từng tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn đầu tư xây dựng, khai thác hệ thống công trình thủy lợi đó.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi từ công trình đó phải trả tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
Như vậy, nguồn tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ thủy lợi theo quy định pháp luật được phân chia cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân cùng cung cấp dịch vụ thủy lợi trong một hệ thống công trình thủy lợi thì tỷ lệ phân chia nguồn tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ thủy lợi căn cứ vào chi phí quản lý, khai thác của từng tổ chức, cá nhân tham gia khai thác hệ thống công trình thủy lợi đó.
- Tổ chức, cá nhân cùng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi thì tỷ lệ phân chia nguồn tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ thủy lợi căn cứ vào chi phí đầu tư xây dựng và chi phí quản lý, khai thác công trình thủy lợi của từng tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn đầu tư xây dựng, khai thác hệ thống công trình thủy lợi đó.
- Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi khi sử dụng dịch vụ thủy lợi từ công trình đó phải trả tiền sử dụng dịch vụ thủy lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?