Việc điều tra trữ lượng rừng được thực hiện theo các phương pháp gì? Dựa vào trữ lượng rừng thì có thể phân chia rừng thành các loại gì?
Nội dung của việc điều tra trữ lượng rừng được quy định thế nào?
Tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nội dung của việc điều tra trữ lượng rừng gồm có:
- Điều tra trữ lượng gỗ của rừng tự nhiên và rừng trồng;
- Điều tra trữ lượng tre nứa của rừng tự nhiên và rừng trồng;
- Điều tra trữ lượng gỗ và trữ lượng tre nứa của rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa - gỗ.
Điều tra trữ lượng rừng (Hình từ Internet)
Việc điều tra trữ lượng rừng được thực hiện theo các phương pháp gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT thì việc điều tra trữ lượng rừng được thực hiện theo các phương pháp sau:
(1) Sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí ngẫu nhiên hoặc hệ thống, diện tích 1.000 m2, đối với những trạng thái rừng tự nhiên có diện tích lớn hơn 2.000 ha;
(2) Sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình, diện tích từ 500 m2 đến 1.000 m2, đối với những trạng thái rừng tự nhiên có diện tích nhỏ hơn 2.000 ha; tỷ lệ diện tích rút mẫu điều tra từ 0,01% đến 0,1%;
(3) Sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình theo từng trạng thái rừng (loài cây, cấp tuổi), diện tích từ 100 m2 đến 500 m2 đối với rừng trồng; tỷ lệ diện tích rút mẫu điều tra từ 0,01% đến 0,05%;
(4) Điều tra cây gỗ và cây tre nứa bao gồm: xác định tên loài cây, phẩm chất cây, đo chiều cao vút ngọn, đường kính thân tại vị trí 1,3 m; trường hợp cần tính toán trữ lượng rừng bị mất thì đo đường kính tại vị trí 1,3 m đối với cây đã bị chặt hạ vẫn còn trên hiện trường, đo đường kính gốc chặt đối với cây bị chặt chỉ còn gốc;
(5) Sử dụng các thiết bị điều tra nhanh trữ lượng rừng;
(6) Sử dụng biểu trữ lượng, sản lượng lập sẵn để tra cứu;
(7) Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xử lý, phương pháp thống kê toán học tính toán trữ lượng rừng.
Việc điều tra trữ lượng rừng có nằm trong nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có nêu như sau:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
1. Nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
Theo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:
a) Điều tra diện tích rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Điều tra trữ lượng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại các khoản 1 Điều 15 của Thông tư này; điều tra trữ lượng các-bon theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư này;
c) Điều tra cấu trúc rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;
d) Điều tra tăng trưởng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này;
đ) Điều tra tái sinh rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này;
e) Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi;
g) Điều tra lập địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
h) Điều tra đang dạng hệ sinh thái theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này;
i) Điều tra đa dạng thực vật rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
k) Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;
l) Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
Theo quy định trên thì việc điều tra trữ lượng rừng thuộc một trong những nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ.
Dựa vào trữ lượng rừng thì có thể phân chia rừng thành các loại gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng
1. Đối với rừng gỗ, bao gồm:
a) Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m3/ha;
b) Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m3/ha;
c) Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m3/ha;
d) Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m3/ha;
đ) Rừng chưa có trữ lượng: trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.
2. Đối với rừng tre nứa: rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ; phân chia chi tiết theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Theo đó dựa theo trữ lượng rừng thì có thể phân chia rừng tự nhiên thành các loại từng sau:
- Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m3/ha;
- Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m3/ha;
- Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m3/ha;
- Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m3/ha;
- Rừng chưa có trữ lượng: trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.
Lưu ý: Đối với rừng tre nứa: rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ; phân chia chi tiết theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?