Nhiệm vụ kiểm kê rừng bao gồm các nội dung gì? Việc kiểm kê rừng được tổ chức thực hiện như thế nào?
Nhiệm vụ kiểm kê rừng bao gồm các nội dung gì? Việc kiểm kê rừng được tổ chức thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về vấn đề này như sau:
- Nhiệm vụ kiểm kê rừng, bao gồm các nội dung: kiểm kê theo trạng thái; kiểm kê theo chủ quản lý; kiểm kê theo mục đích sử dụng và lập hồ sơ quản lý rừng.
- Việc tổ chức kiểm kê rừng được thực hiện như sau:
+ Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chủ trương, xây dựng dự án và tổ chức thực hiện kiểm kê rừng theo quy định của pháp luật;
+ Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện kiểm kê rừng tại địa phương;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố kết quả kiểm kê rừng cấp tỉnh;
+ Tổng cục Lâm nghiệp tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng toàn quốc.
Nhiệm vụ kiểm kê rừng bao gồm các nội dung gì? (Hình từ Internet)
Việc kiểm kê rừng được thực hiện theo quy trình thế nào?
Về quy trình kiểm kê rừng được thực hiện theo Điều 26 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT như sau:
(1) Tổng cục Lâm nghiệp cung cấp thông tin điều tra rừng toàn quốc theo chu kỳ ở thời điểm gần nhất cho các địa phương để thực hiện kiểm kê rừng.
(2) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các chủ rừng thực hiện kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh.
(3) Cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp thực hiện các nội dung kỹ thuật, bao gồm:
- Chồng ghép bản đồ hiện trạng rừng cấp xã, bản đồ giao đất lên nền ảnh vệ tinh để xây dựng bản đồ phục vụ kiểm kê rừng;
- Xác định cụ thể vị trí, ranh giới của các chủ rừng trên bản đồ phục vụ kiểm kê rừng;
- Bàn giao kết quả thực hiện xác định cụ thể vị trí, ranh giới của các chủ rừng trên bản đồ phục vụ kiểm kê rừng cho các chủ rừng.
(4) Chủ rừng kiểm tra hiện trạng rừng tại thời điểm kiểm kê và điền thông tin theo Biểu số 01 và Biểu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT.
(5) Hạt Kiểm lâm cấp huyện phối hợp với chủ rừng, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp thực hiện các công việc:
- Kiểm tra hiện trường để hiệu chỉnh vị trí, ranh giới và những thông tin khác của lô kiểm kê trong trường hợp cần thiết;
- Hiệu chỉnh thông tin thuộc tính vào từng lô kiểm kê trên bản đồ số trong trường hợp có sự thay đổi;
- Biên tập và hoàn thiện bản đồ kiểm kê rừng cấp xã, lập hồ sơ quản lý rừng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT.
(6) Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận bản đồ kiểm kê rừng và hồ sơ quản lý rừng của cấp hành chính tương đương, gửi Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
(7) Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện các công việc:
- Ghép các bản đồ kết quả kiểm kê rừng của cấp hành chính nhỏ thành bản đồ kết quả kiểm kê rừng của cấp hành chính lớn hơn;
- Xây dựng biểu tổng hợp kết quả kiểm kê rừng theo cấp hành chính, theo các Biểu số 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09 và Biểu số 10 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT;
- Lập hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT.
Thực hiện kiểm kê rừng theo các tiêu chí gì?
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT, Điều 28 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT và Điều 29 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT thì việc kiểm kê rừng thực hiện theo các tiêu chí sau:
(1) Kiểm kê theo trạng thái
- Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng:
+ Rừng tự nhiên và rừng trồng;
+ Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá, rừng ngập nước, rừng trên cát;
+ Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng cau dừa.
- Kiểm kê diện tích chưa có rừng:
+ Diện tích có cây tái sinh đang trong giai đoạn khoanh nuôi, phục hồi để thành rừng;
+ Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng;
+ Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.
(2) Kiểm kê theo chủ quản lý
- Kiểm kê trữ lượng rừng, diện tích rừng của chủ rừng quy định tại Điều 8 của Luật Lâm nghiệp.
- Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
(3) Kiểm kê theo mục đích sử dụng
- Kiểm kê rừng đặc dụng, bao gồm: vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia và rừng giống quốc gia.
- Kiểm kê rừng phòng hộ, bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
- Kiểm kê rừng sản xuất, bao gồm: rừng tự nhiên và rừng trồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?