Việc điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia theo quy định được chia thành những loại hình nào?
- Việc điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia theo quy định được chia thành những loại hình nào?
- Thời gian đáp ứng của các loại hình điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia là bao lâu?
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm gì trong việc điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia?
Việc điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia theo quy định được chia thành những loại hình nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy trình xác định và vận hành dịch vụ phụ trợ ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-ĐTĐL năm 2018 quy định về điều khiển tần số hệ thống điện như sau:
Điều khiển tần số hệ thống điện
1. Điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia được chia làm các loại hình theo thời gian đáp ứng từ nhanh đến chậm như sau:
a) Điều khiển tần số sơ cấp là quá trình điều chỉnh tức thời tần số hệ thống điện được thực hiện bởi số lượng lớn các tổ máy phát điện có trang bị hệ thống điều tốc;
b) Điều khiển tần số thứ cấp bao gồm:
- Điều khiển tần số thứ cấp tự động bao gồm: Cấp I (sử dụng dịch vụ điều tần) và cấp II (sử dụng dịch vụ dự phòng quay);
- Điều khiển tần số thứ cấp cấp III thực hiện theo lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
2. Thời gian đáp ứng của các loại hình điều khiển tần số cụ thể như sau:
a) Điều khiển tần số sơ cấp: Tác động tức thời, có khả năng duy trì công suất thay đổi tối thiểu trong 30 giây trước khi quay về giá trị công suất ban đầu;
...
Như vậy, theo quy định, việc điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia được chia làm các loại hình theo thời gian đáp ứng từ nhanh đến chậm như sau:
(1) Điều khiển tần số sơ cấp là quá trình điều chỉnh tức thời tần số hệ thống điện được thực hiện bởi số lượng lớn các tổ máy phát điện có trang bị hệ thống điều tốc;
(2) Điều khiển tần số thứ cấp bao gồm:
- Điều khiển tần số thứ cấp tự động bao gồm: Cấp I (sử dụng dịch vụ điều tần) và cấp II (sử dụng dịch vụ dự phòng quay);
- Điều khiển tần số thứ cấp cấp III thực hiện theo lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Việc điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia theo quy định được chia thành những loại hình nào? (Hình từ Internet)
Thời gian đáp ứng của các loại hình điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy trình xác định và vận hành dịch vụ phụ trợ ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-ĐTĐL năm 2018 quy định về điều khiển tần số hệ thống điện như sau:
Điều khiển tần số hệ thống điện
...
2. Thời gian đáp ứng của các loại hình điều khiển tần số cụ thể như sau:
a) Điều khiển tần số sơ cấp: Tác động tức thời, có khả năng duy trì công suất thay đổi tối thiểu trong 30 giây trước khi quay về giá trị công suất ban đầu;
b) Điều khiển tần số thứ cấp tự động: Tác động để điều khiển tần số trước giây thứ 30 tính từ thời điểm nhận lệnh điều độ;
c) Điều khiển tần số thứ cấp cấp III: Tác động để điều khiển tần số sau khoảng thời gian tối đa là 10 phút tính từ thời điểm nhận lệnh yêu cầu của điều độ viên.
3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán đánh giá an ninh hệ thống điện, công bố nhu cầu công suất dự phòng cho các loại hình điều khiển tần số, công bố danh sách các nhà máy điện, tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ điều khiển tần số và huy động các tổ máy phát điện thực hiện dịch vụ điều khiển tần số.
Như vậy, thời gian đáp ứng của các loại hình điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia được quy định cụ thể như sau:
(1) Điều khiển tần số sơ cấp: Tác động tức thời, có khả năng duy trì công suất thay đổi tối thiểu trong 30 giây trước khi quay về giá trị công suất ban đầu;
(2) Điều khiển tần số thứ cấp tự động: Tác động để điều khiển tần số trước giây thứ 30 tính từ thời điểm nhận lệnh điều độ;
(3) Điều khiển tần số thứ cấp cấp III: Tác động để điều khiển tần số sau khoảng thời gian tối đa là 10 phút tính từ thời điểm nhận lệnh yêu cầu của điều độ viên.
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm gì trong việc điều khiển tần số hệ thống điện quốc gia?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quy trình xác định và vận hành dịch vụ phụ trợ ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-ĐTĐL năm 2018 quy định về điều khiển tần số hệ thống điện như sau:
Điều khiển tần số hệ thống điện
...
2. Thời gian đáp ứng của các loại hình điều khiển tần số cụ thể như sau:
a) Điều khiển tần số sơ cấp: Tác động tức thời, có khả năng duy trì công suất thay đổi tối thiểu trong 30 giây trước khi quay về giá trị công suất ban đầu;
b) Điều khiển tần số thứ cấp tự động: Tác động để điều khiển tần số trước giây thứ 30 tính từ thời điểm nhận lệnh điều độ;
c) Điều khiển tần số thứ cấp cấp III: Tác động để điều khiển tần số sau khoảng thời gian tối đa là 10 phút tính từ thời điểm nhận lệnh yêu cầu của điều độ viên.
3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán đánh giá an ninh hệ thống điện, công bố nhu cầu công suất dự phòng cho các loại hình điều khiển tần số, công bố danh sách các nhà máy điện, tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ điều khiển tần số và huy động các tổ máy phát điện thực hiện dịch vụ điều khiển tần số.
Như vậy, theo quy định, đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tính toán đánh giá an ninh hệ thống điện;
(2) Công bố nhu cầu công suất dự phòng cho các loại hình điều khiển tần số;
(3) Công bố danh sách các nhà máy điện, tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ điều khiển tần số và huy động các tổ máy phát điện thực hiện dịch vụ điều khiển tần số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?