Việc điều động cán bộ quản lý cấp huyện căn cứ vào những yêu cầu nào? Quy trình điều động cán bộ quản lý cấp huyện được thực hiện như thế nào?
Việc điều động cán bộ quản lý cấp huyện căn cứ vào những yêu cầu nào?
Theo quy định tại Điều 30 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Mục đích, yêu cầu
Việc điều động, biệt phái cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường, uy tín và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ nhằm phát huy, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ; góp phần khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; bảo đảm sự ổn định và phát triển của đội ngũ cán bộ.
Theo đó, về việc điều động cán bộ quản lý cấp huyệnphải căn cứ vào yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường, uy tín và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ nhằm phát huy, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ.
Góp phần khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; bảo đảm sự ổn định và phát triển của đội ngũ cán bộ.
Cán bộ quản lý cấp huyện (Hình từ Internet)
Cán bộ quản lý cấp huyện có thuộc đối tượng điều động cán bộ không?
Căn cứ Điều 29 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Đối tượng, phạm vi và thẩm quyền quyết định
1. Đối tượng: Cán bộ lãnh đạo, quản lý của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
2. Phạm vi: Giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
3. Thẩm quyền: Theo phân cấp quản lý cán bộ.
Khi cần thiết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định điều động, biệt phái cán bộ từ nơi khác về đảm nhận các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại các địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, cán bộ quản lý cấp huyện thuộc thuộc đối tượng được điều động cán bộ.
Quy trình điều động cán bộ quản lý cấp huyện được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Quy trình điều động, biệt phái cán bộ
1. Điều động cán bộ
1.1. Căn cứ quy hoạch cán bộ, yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường, uy tín và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định điều động cán bộ thuộc phạm vi quản lý.
1.2. Quy trình điều động:
Cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền chỉ đạo cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ dự kiến điều động.
- Bước 2: (1) Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. (2) Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và đáp ứng yêu cầu điều động nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ tổng hợp, báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Như vậy, quy trình điều động cán bộ quản lý cấp huyện được thực hiện như sau:
- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ dự kiến điều động.
- Bước 2: (1) Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. (2) Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và đáp ứng yêu cầu điều động nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ).
Hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ tổng hợp, báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?