Việc đánh giá mức độ tuân thủ Thực hành tốt phòng thí nghiệm của cơ sở thử nghiệm có bao nhiêu mức độ?
- Hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với cơ sở thử nghiệm không vì mục đích thương mại gồm những gì?
- Cơ sở thử nghiệm nộp hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với cơ sở thử nghiệm không vì mục đích thương mại đến cơ quan nào?
- Việc đánh giá mức độ tuân thủ Thực hành tốt phòng thí nghiệm của cơ sở thử nghiệm có bao nhiêu mức độ?
Hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với cơ sở thử nghiệm không vì mục đích thương mại gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 04/2018/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BYT, có quy định về hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm như sau:
Hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm
1. Hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng GLP đối với cơ sở thử nghiệm là hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (được nộp khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở thử nghiệm không phải nộp thêm hồ sơ để đánh giá đáp ứng GLP) thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật dược và Điều 32 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược (sau đây được gọi tắt là Nghị định số 54/2017/NĐ-CP). Đối với cơ sở thử nghiệm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật dược, Điều 49 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và khoản 31 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (sau đây được gọi tắt là Nghị định số 155/2018/NĐ-CP).
Tài liệu kỹ thuật về cơ sở thử nghiệm được trình bày theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể của cơ sở thử nghiệm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này hoặc hồ sơ tổng thể được cập nhật trong trường hợp bổ sung phạm vi hoạt động.
2. Hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng GLP đối với cơ sở thử nghiệm không vì Mục đích thương mại bao gồm:
a) Đơn đề nghị đánh giá đáp ứng GLP thực hiện theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này;
b) Tài liệu kỹ thuật về cơ sở thử nghiệm được trình bày theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp cơ sở thử nghiệm đề nghị cấp Giấy chứng nhận GLP cùng với Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược, cơ sở thử nghiệm phải ghi rõ nội dung này trong Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.
Như vậy, theo quy định trên thì Hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với cơ sở thử nghiệm không vì mục đích thương mại gồm:
- Đơn đề nghị đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm;
- Tài liệu kỹ thuật về cơ sở thử nghiệm được trình bày theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Việc đánh giá mức độ tuân thủ Thực hành tốt phòng thí nghiệm của cơ sở thử nghiệm có bao nhiêu mức độ nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở thử nghiệm nộp hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với cơ sở thử nghiệm không vì mục đích thương mại đến cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2018/TT-BYT, có quy định về trình tự đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm như sau:
Trình tự đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm
1. Tiếp nhận hồ sơ:
Cơ sở thử nghiệm nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này kèm phí thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phí thẩm định tiêu chuẩn và Điều kiện kiểm nghiệm thuốc đến Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.
Trường hợp cơ sở chỉ kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược thì nộp hồ sơ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ sở thử nghiệm nộp hồ sơ làm căn cứ để đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với cơ sở thử nghiệm không vì mục đích thương mại Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.
Việc đánh giá mức độ tuân thủ Thực hành tốt phòng thí nghiệm của cơ sở thử nghiệm có bao nhiêu mức độ?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 04/2018/TT-BYT, có quy định về quy trình đánh giá việc đáp ứng và phân loại đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm như sau:
Quy trình đánh giá việc đáp ứng và phân loại đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm
…
2. Đánh giá mức độ tuân thủ GLP:
Việc đánh giá mức độ tuân thủ GLP của cơ sở thử nghiệm theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này, gồm các mức độ sau đây:
a) Cơ sở thử nghiệm tuân thủ GLP ở mức độ 1;
b) Cơ sở thử nghiệm tuân thủ GLP ở mức độ 2;
c) Cơ sở thử nghiệm tuân thủ GLP ở mức độ 3.
Như vậy, theo quy định trên thì việc đánh giá mức độ tuân thủ Thực hành tốt phòng thí nghiệm của cơ sở thử nghiệm có 03 mức độ sau:
- Cơ sở thử nghiệm tuân thủ GLP ở mức độ 1;
- Cơ sở thử nghiệm tuân thủ GLP ở mức độ 2;
- Cơ sở thử nghiệm tuân thủ GLP ở mức độ 3.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?