Việc đánh giá công chức Viện kiểm sát nhân dân trước khi kỷ luật được thực hiện theo trình tự nào theo quy định?
Việc đánh giá công chức Viện kiểm sát nhân dân trước khi kỷ luật được thực hiện theo trình tự nào theo quy định?
Căn cứ Điều 20 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, xét nâng ngạch, nâng lượng trước thời hạn, hết tập sự, khen thưởng, kỷ luật và thời điểm khác theo yêu cầu của người hoặc cơ quan có thẩm quyền
...
5. Việc đánh giá công chức, viên chức và người lao động trước khi khen thưởng, kỷ luật được thực hiện theo trình tự sau:
a) Đánh giá công chức, viên chức và người lao động trước khi khen thưởng thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
b) Đánh giá công chức, viên chức và người lao động trước khi kỷ luật thực hiện theo quy định của của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức và các quy định khác của pháp luật.
Theo đó, việc đánh giá công chức Viện kiểm sát nhân dân trước khi kỷ luật được thực hiện theo trình tự sau:
- Đánh giá công chức, viên chức và người lao động trước khi khen thưởng thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Đánh giá công chức, viên chức và người lao động trước khi kỷ luật thực hiện theo quy định của của Luật Cán bộ công chức 2008, Luật Viên chức 2010 và các quy định khác của pháp luật.
Việc đánh giá công chức Viện kiểm sát nhân dân trước khi kỷ luật được thực hiện theo trình tự nào theo quy định? (hình từ internet)
Có những hình thức kỷ luật nào có thể áp dụng đối với công chức Viện kiểm sát nhân dân?
Tại Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Đối chiếu với quy định trên thì có 06 hình thức xử lý kỷ luật công chức Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể gồm:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Hạ bậc lương;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc.
Thời hạn xử lý kỷ luật công chức Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Tại Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
4. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Như vậy, tùy thuộc vào hình thức xử lý kỷ luật cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi mà thời hạn xử lý kỷ luật công chức Viện kiểm sát nhân dân cũng sẽ khác nhau, cụ thể được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?