Việc cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định chỉ được thực hiện khi nào?
- Việc cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định chỉ được thực hiện khi nào?
- Cơ quan thi hành án hình sự phải thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại trong thời hạn bao lâu?
- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập để thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án mà không có mặt thì xử lý thế nào?
Việc cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định chỉ được thực hiện khi nào?
Việc cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 44/2020/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc áp dụng cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
1. Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
2. Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong.
4. Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án.
5. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có liên quan trong cưỡng chế thi hành án.
Như vậy, theo quy định, việc cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
Việc cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định chỉ được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan thi hành án hình sự phải thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 44/2020/NĐ-CP như sau:
Triệu tập, thông báo việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại chấp hành án đến trụ sở để thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Khi được cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
2. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập hợp lệ mà không có mặt theo giấy triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền lập biên bản về việc vắng mặt, có chứng kiến, xác nhận của đại diện chính quyền địa phương và được coi là đã được thông báo việc thi hành quyết định cưỡng chế.
Như vậy, theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại chấp hành án đến trụ sở để thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Khi được cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập để thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án mà không có mặt thì xử lý thế nào?
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 44/2020/NĐ-CP như sau:
Triệu tập, thông báo việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại chấp hành án đến trụ sở để thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Khi được cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
2. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập hợp lệ mà không có mặt theo giấy triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền lập biên bản về việc vắng mặt, có chứng kiến, xác nhận của đại diện chính quyền địa phương và được coi là đã được thông báo việc thi hành quyết định cưỡng chế.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập hợp lệ mà không có mặt theo giấy triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền lập biên bản về việc vắng mặt, có chứng kiến, xác nhận của đại diện chính quyền địa phương và được coi là đã được thông báo việc thi hành quyết định cưỡng chế.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách lập danh sách số tiền nộp thuế TNCN đã nộp thay cho cá nhân trên HTKK chi tiết, mới nhất 2025?
- 5 Câu trả lời phỏng vấn khi tham gia Lễ diễu binh, diễu hành hay, ngắn gọn? Một số khẩu hiệu tuyên truyền 30 4?
- Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 diễn ra khi nào, tổ chức ở đâu? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 có những hoạt động gì?
- Lịch trình diễn Drone 19, 26, 29 và 30/4 tại TP HCM? Chi tiết thời gian và địa điểm trình diễn Drone 30 4 tại TP HCM?
- Chế độ liệt sỹ là gì? Thượng úy công an hy sinh vì truy bắt tội phạm có được hưởng chế độ liệt sỹ hay không?