Việc cung cấp, sử dụng dịch vụ thủy lợi có bắt buộc thỏa thuận bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ thủy lợi không?
Việc cung cấp, sử dụng dịch vụ thủy lợi có bắt buộc thỏa thuận bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ thủy lợi không?
Hoạt động dịch vụ thủy lợi được quy định tại Điều 29 Luật Thủy lợi 2017 như sau:
Hoạt động dịch vụ thủy lợi
1. Dịch vụ thủy lợi là hoạt động cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi với tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
2. Đối tượng tham gia hoạt động dịch vụ thủy lợi bao gồm chủ quản lý công trình thủy lợi; tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
3. Việc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
b) Tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi để phục vụ thành viên hoặc tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.
Theo đó, việc cung cấp, sử dụng dịch vụ thủy lợi được thực hiện theo 02 hình thức sau đây:
(1) Hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
(2) Tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi để phục vụ thành viên hoặc tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.
Như vậy, việc cung cấp, sử dụng dịch vụ thủy lợi không bắt buộc phải thỏa thuận bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ thủy lợi mà có thể trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi để phục vụ thành viên hoặc tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.
Việc cung cấp, sử dụng dịch vụ thủy lợi có bắt buộc thỏa thuận bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ thủy lợi không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng cung cấp dịch vụ thủy lợi gồm có những nội dung nào?
Căn cứ Điều 32 Luật Thủy lợi 2017 quy định về hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi như sau:
Hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
1. Hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là hợp đồng dân sự có thời hạn được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Chủ thể hợp đồng;
b) Mục đích sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
c) Tiêu chuẩn, số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
e) Giá trị thực hiện hợp đồng, phương thức và thời hạn thanh toán;
g) Điều kiện chấm dứt hợp đồng;
h) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
i) Các phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Căn cứ khả năng cung cấp, mục đích, nhu cầu sử dụng, bên cung cấp và bên sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi ký kết, thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng cung cấp dịch vụ thủy lợi gồm có các nội dung như sau:
- Chủ thể hợp đồng;
- Mục đích sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
- Tiêu chuẩn, số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Giá trị thực hiện hợp đồng, phương thức và thời hạn thanh toán;
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Các phương thức giải quyết tranh chấp.
Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm những chi phí nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:
Nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
1. Nhà nước định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
2. Việc định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và các quy định sau đây:
a) Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, chi phí khấu hao, chi phí thực tế hợp lý khác và lợi nhuận phù hợp với mặt bằng thị trường. Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi phí khấu hao đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước;
b) Kịp thời điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
...
Như vậy, theo quy định trên thì giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, chi phí khấu hao, chi phí thực tế hợp lý khác và lợi nhuận phù hợp với mặt bằng thị trường.
Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi phí khấu hao đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước.
Căn cứ vào đâu để định giá dịch vụ thủy lợi?
Căn cứ khoản 3 Điều 34 Luật Thủy lợi 2017 quy định về căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi như sau:
Nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
...
3. Căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm:
a) Giá thành, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; mức lợi nhuận; lộ trình điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khả năng thanh toán của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
c) Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
d) Đặc điểm, loại công trình thủy lợi;
đ) Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác, bảo trì và đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Như vậy, theo quy định, căn cứ định giá dịch vụ thủy lợi bao gồm:
(1) Giá thành, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; mức lợi nhuận; lộ trình điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
(2) Khả năng thanh toán của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
(3) Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
(4) Đặc điểm, loại công trình thủy lợi;
(5) Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác, bảo trì và đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?