Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC được thực hiện như thế nào?
- Khi chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC cần sự có mặt của những đối tượng nào?
- Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC được thực hiện như thế nào?
Khi chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 83/2018/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 119/2021/TT-BTC) quy định về nguyên tắc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC như sau:
Nguyên tắc chuyển giao
1. Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC phải đảm bảo nguyên tắc: công khai, minh bạch, có kế thừa, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có sự phối hợp giữa các bên liên quan để cùng xử lý các vấn đề phát sinh trong và sau quá trình chuyển giao theo quy định của pháp luật.
2. Việc tổ chức chuyển giao được thực hiện theo từng doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Trường hợp sau khi chuyển giao, nếu số liệu tại Hồ sơ chuyển giao có thay đổi, các bên liên quan theo quy định tại Điều 6 Thông tư này phối hợp làm rõ nguyên nhân, đưa ra biện pháp xử lý và điều chỉnh lại số liệu chuyển giao chính thức.
4. SCIC chỉ thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về SCIC theo quy định tại Điều 3 Thông tư này và còn vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm hoặc quý gần nhất (giá trị vốn chủ sở hữu tại mã số 410 trên bảng cân đối kế toán lớn hơn 0) với thời điểm chuyển giao. Trường hợp doanh nghiệp tiếp nhận là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thì SCIC căn cứ vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ để xác định chỉ tiêu vốn chủ sở hữu.
Theo đó, khi thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC phải đảm bảo nguyên tắc:
- Công khai, minh bạch, có kế thừa;
- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có sự phối hợp giữa các bên liên quan để cùng xử lý các vấn đề phát sinh trong và sau quá trình chuyển giao theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC cần sự có mặt của những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 83/2018/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 119/2021/TT-BTC) thì thành phần tham gia thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC gồm:
(1) Bên giao là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền bằng văn bản.
(2) Bên nhận là Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC hoặc người được ủy quyền bằng văn bản.
Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 10 Thông tư 83/2018/TT-BTC (sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 9 Điều 1 Thông tư 119/2021/TT-BTC) thì việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc các bộ phận chuyên môn (đối với doanh nghiệp không có Người đại diện) lập Hồ sơ chuyển giao và gửi các đơn vị có liên quan.
Bước 2: Căn cứ Hồ sơ chuyển giao, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với SCIC và doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao thẩm định thông tin, số liệu tại Hồ sơ chuyển giao; lập Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại từng doanh nghiệp và báo cáo lãnh đạo các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền ký Biên bản chuyển giao.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ chuyển giao từ các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, SCIC ký Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Bước 3: Đối với các trường hợp chưa thống nhất về Hồ sơ chuyển giao, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Hồ sơ chuyển giao, SCIC phải có ý kiến bằng văn bản gửi các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để bổ sung Hồ sơ chuyển giao theo quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của SCIC, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ phận chuyên môn phối hợp với doanh nghiệp để hoàn thiện Hồ sơ chuyển giao theo quy định hoặc có ý kiến bằng văn bản về việc bổ sung Hồ sơ chuyển giao.
Bước 4: Trường hợp cần thiết, SCIC phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức họp để trao đổi thống nhất về nội dung của Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Bước 5: Khi hoàn tất việc chuyển giao, SCIC gửi Biên bản chuyển giao cho bên giao (01 bản), doanh nghiệp (01 bản) và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (01 bản).
Lưu ý: Hồ sơ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC phải được gửi đến cơ quan, đơn vị sau:
- 01 bộ Hồ sơ gửi Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- 01 bộ Hồ sơ gửi SCIC;
- 01 bộ Hồ sơ lưu tại doanh nghiệp;
- 01 bộ Phụ lục kèm theo Thông tư 83/2018/TT-BTC gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?