Việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được thực hiện theo phương thức nào?
Chứng nhận hợp quy về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng là gì?
Căn cứ tiểu mục 1.3.1 Mục 1.3 Phần 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Chứng nhận hợp quy là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy.
...
Chiếu theo quy định này thì chứng nhận hợp quy là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy.
Việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được thực hiện theo phương thức nào? (hình từ Internet)
Việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng được thực hiện theo phương thức nào?
Tại tiểu mục 3.1.2 Mục 3.1 Phần 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng quy định như sau:
Quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy
3.1.1. Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật nêu trong Phần 2 của Quy chuẩn này dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận.
3.1.2. Việc chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nêu ở Bảng 1 Phần 2 của Quy chuẩn này được thực hiện theo các phương thức: phương thức 1, phương thức 5, phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và Phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN), cụ thể như sau:
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 không quá 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.
Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.
Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là không quá 03 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
Đối chiếu với quy định này thì việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng được thực hiện theo 3 phương thức như trên.
Lưu ý: Các phương thức nêu trên chỉ áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quy định tại Bảng 1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD.
Hoạt động chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng được thực hiện theo quy định nào?
Theo Phần 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng quy định như sau:
CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY, TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM
4.1. Hoạt động chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, tổ chức thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
4.2. Các tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp về thử nghiệm, chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2016/NĐ-CP, Nghị định số 62/2016/NĐ-CP và có năng lực đáp ứng yêu cầu về thử nghiệm, chứng nhận đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy định tại QCVN 16:2019/BXD, lập hồ sơ đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy, tổ chức thử nghiệm.
Theo đó, hoạt động chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP và Nghị định 154/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?