Việc cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt được thực hiện theo trình tự như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ ra sao?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt bao gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt như sau:
Thủ tục cấp giấy phép kết nối
1. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép kết nối của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Bản sao các tài liệu sau:
Quyết định đầu tư dự án kết nối các tuyến đường sắt;
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các công trình tại điểm đ Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này và hồ sơ bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt theo quy định của pháp luật;
Phương án tổ chức thi công kết nối các công trình tại điểm đ Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này và biện pháp bảo đảm an toàn thi công, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực kết nối;
Phương án tổ chức chạy tàu trên tuyến đường sắt đã được kết nối và giải pháp bảo đảm an toàn giao thông sau khi kết nối.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối gồm những thành phần như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kết nối của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư 26/2018/TT-BGTVT;
- Bản sao các tài liệu sau đây:
+ Quyết định đầu tư dự án kết nối các tuyến đường sắt;
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các công trình tại điểm đ khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT và hồ sơ bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt theo quy định của pháp luật;
+ Phương án tổ chức thi công kết nối các công trình tại điểm đ khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT và biện pháp bảo đảm an toàn thi công, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực kết nối;
+ Phương án tổ chức chạy tàu trên tuyến đường sắt đã được kết nối và giải pháp bảo đảm an toàn giao thông sau khi kết nối.
Việc cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt được thực hiện theo trình tự như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ ra sao? (hình từ Internet)
Việc cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt như sau:
Thủ tục cấp giấy phép kết nối
...
2. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối quy định tại Điều 7 của Thông tư này;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.
Theo đó, việc cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt được thực hiện theo trình tự như sau:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.
Kể từ ngày nộp hồ sơ, sau bao lâu được cấp phép kết nối các tuyến đường sắt?
Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt như sau:
Thủ tục cấp giấy phép kết nối
...
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phép kết nối. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Giấy phép kết nối theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này.
4. Sau khi đã hoàn thành kết nối, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối quyết định công bố, Điều chỉnh hệ thống đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt.
Theo đó, trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phép kết nối các tuyến đường sắt cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Giấy phép kết nối theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư 26/2018/TT-BGTVT.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công thức tính thể tích hình lập phương? Môn toán học có đặc điểm thế nào? Phương pháp dạy môn Toán cần đáp ứng yêu cầu cơ bản nào?
- Diện tích đất dân số của đơn vị hành chính cấp tỉnh là bao nhiêu theo Nghị quyết 1211? Cơ quan nào sáp nhập tỉnh?
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết nối để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động ra sao?
- Đường đô thị bao gồm những đường nào? Số hiệu của đường đô thị là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định việc quản lý đường đô thị?
- Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân gồm tài liệu gì?