Việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được quy định thế nào?
- Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được thực hiện dưới theo hình thức nào?
- Nguyên tắc cấp bảo lãnh chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế là gì?
- Việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được quy định thế nào?
Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được thực hiện dưới theo hình thức nào?
Theo Điều 16 Nghị định 53/2009/NĐ-CP quy định về các hình thức trái phiếu doanh nghiệp như sau:
Các hình thức trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường vốn quốc tế có các hình thức sau:
1. Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ: là trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh hoặc kết hợp giữa bảo lãnh Chính phủ và các hình thức bảo đảm khác.
2. Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh Chính phủ: là trái phiếu do các doanh nghiệp tự phát hành, kể cả khi được một bên thứ ba bảo lãnh, nhưng không phải là Chính phủ.
Theo quy định trên, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được thực hiện dưới theo những hình thức sau:
+ Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ.
+ Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh Chính phủ.
Việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc cấp bảo lãnh chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế là gì?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 53/2009/NĐ-CP về nguyên tắc cấp bảo lãnh chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp như sau:
Nguyên tắc cấp bảo lãnh chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có nhu cầu cấp bách về vốn để thực hiện các dự án đầu tư của Nhà nước nhưng chưa đủ điều kiện để tự phát hành có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế có sự bảo lãnh Chính phủ.
2. Việc phát hành trái phiếu có sự bảo lãnh của Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 6 Nghị định này và đề án phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;
b) Có hệ số tín nhiệm bằng hoặc thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm của quốc gia;
c) Có báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập của ba năm gần nhất trong đó doanh nghiệp không bị lỗ và không có các khoản nợ quá hạn;
d) Tuân thủ các quy định của Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh hiện hành của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài.
Theo đó, việc cấp bảo lãnh chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu cấp bách về vốn để thực hiện các dự án đầu tư của Nhà nước nhưng chưa đủ điều kiện để tự phát hành.
Và việc phát hành trái phiếu có sự bảo lãnh của Chính phủ phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 8 nêu trên.
Trong đó điều kiện là có hệ số tín nhiệm bằng hoặc thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm của quốc gia.
Và có báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập của ba năm gần nhất trong đó doanh nghiệp không bị lỗ và không có các khoản nợ quá hạn.
Việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 53/2009/NĐ-CP quy định về cấp bảo lãnh Chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp như sau:
Cấp bảo lãnh Chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp.
1. Sau khi đề án phát hành trái phiếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cho phép cấp bảo lãnh, Bộ Tài chính chủ trì với các cơ quan liên quan đàm phán và thỏa thuận với các đối tác nội dung thư bảo lãnh.
2. Việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp do Bộ Tài chính thực hiện theo các quy định hiện hành như đối với các khoản vay nước ngoài khác có bảo lãnh Chính phủ.
3. Phí bảo lãnh, tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm và các quy định khác thực hiện theo các quy định tại Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ hiện hành.
Như vậy, sau khi đề án phát hành trái phiếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cho phép cấp bảo lãnh, Bộ Tài chính chủ trì với các cơ quan liên quan đàm phán và thỏa thuận với các đối tác nội dung thư bảo lãnh.
Và phí bảo lãnh, tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm và các quy định khác thực hiện theo các quy định tại Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?