Việc bồi hoàn chi phí đào tạo sử dụng nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Việc bồi hoàn chi phí đào tạo sử dụng nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Trường hợp nào người được cử đi học phải bồi hoàn chi phí đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo sử dụng nguồn ngân sách nhà nước?
Việc bồi hoàn chi phí đào tạo sử dụng nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 143/2013/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bồi hoàn chi phí đào tạo như sau:
Nguyên tắc bồi hoàn chi phí đào tạo
1. Người học quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 1 của Nghị định này và gia đình người học ở Việt Nam (gồm: bố, mẹ đẻ hoặc chồng, vợ hoặc người đại diện hợp pháp khác của người học) có cam kết việc bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước theo các quy định tại Nghị định này. Trong trường hợp người học không trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp để chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì gia đình người học ở Việt Nam có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo.
2. Người học quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 1 của Nghị định này có cam kết việc bồi hoàn toàn bộ hoặc một phần chi phí đào tạo được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước theo các quy định tại Nghị định này.
3. Toàn bộ số tiền bồi hoàn chi phí đào tạo được nộp về ngân sách nhà nước.
4. Việc bồi hoàn chi phí đào tạo bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Theo đó, việc bồi hoàn chi phí đào tạo được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc toán bộ số tiền bồi hoàn chi phí đào tạo được nộp về ngân sách nhà nước. Và việc bồi hoàn chi phí đào tạo bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Bồi hoàn chi phí đào tạo sử dụng nguồn ngân sách nhà nước
(Hình từ Internet)
Trường hợp nào người được cử đi học phải bồi hoàn chi phí đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 143/2013/NĐ-CP quy định về trường hợp bồi hoàn chi phí đào tạo như sau:
Trường hợp bồi hoàn chi phí đào tạo
1. Người học quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 1 của Nghị định này không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày người học được công nhận tốt nghiệp.
Trường hợp sau khi tốt nghiệp, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục học tập, thì thời hạn 12 tháng tính từ ngày được công nhận tốt nghiệp khóa học tiếp theo.
2. Người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này mà tự ý bỏ việc.
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 143/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Người học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học tập ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả chương trình giáo dục theo Hiệp định ký kết với nhà nước Việt Nam);
b) Người học được tham gia chương trình đào tạo ở trong nước theo các Đề án đặt hàng đào tạo do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện bồi hoàn chi phí đào tạo.
3. Nghị định này không áp dụng đối với người học là cán bộ, công chức, viên chức và người học theo chế độ cử tuyển.
Theo quy định trên, những trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo sử dụng nguồn ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Người học quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 1 nêu trên không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày người học được công nhận tốt nghiệp.
+ Người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định mà tự ý bỏ việc.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo sử dụng nguồn ngân sách nhà nước?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 143/2013/NĐ-CP về thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo như sau:
Thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học và cấp chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học và cấp chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 3 trên.
Và thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 3 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?