Việc bố trí mặt bằng trong nhà cao tầng phải đáp ứng những yêu cầu gì để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy?
Việc bố trí mặt bằng trong nhà cao tầng phải đáp ứng những yêu cầu gì về phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ theo Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 thì khi thiết kế xây dựng nhà cao tầng cần phải đảm bảo việc bố trí mặt bằng tuân thủ những yêu cầu sau đây:
(1) Nhà cao tầng phải đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC theo TCVN 2622:1995 và phải có diện tích trống trước các lối ra ở tầng l (tầng trệt) để thoát nạn được an toàn. Diện tích xây dựng và chiều dài lớn nhất của nhà được quy định trong dưới đây.
(2) Trong nhà ở có bố trí các cửa hàng, phòng sinh hoạt chung, nhà trẻ, mẫu giáo thì phải được ngăn với các phòng khác bằng tường và sàn không cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.
(3) Các lò đốt bằng dầu, khí, các máy biến thế, các thiết bị điện cao thế không được đặt trong nhà cao tầng và phải bố trí ở phòng riêng bên ngoài.
Trường hợp đặc biệt phải bố trí trong nhà cao tầng thì :
- Lò đốt bằng dầu, khí không được bố trí bên trên, bên cạnh hay phía dưới phòng có nhiều người. Tường ngăn giữa lò đốt và các phòng khác phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 150 phút. Sàn và các bộ phận cách ly khác cũng bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút;
- Lò đốt, máy biến thế phải bố trí ở tầng l và có cửa trực tiếp ra bên ngoài;
- Thiết bị có sử dụng dầu phải có kết cấu phòng dầu tràn.
(4) Các phòng dùng làm hội trường, nhà trẻ, mẫu giáo chỉ được bố trí ở tầng l, 2, 3 và gần cửa thoát nạn.
(5) Các phòng thường xuyên tập trung đông người không được đặt ở tầng hầm. Trường hợp cần thiết đặt ở tầng hầm thì diện tích phòng không được lớn hơn 300 m2 và phải có ít nhất 2 lối ra, trực tiếp bên ngoài.
(6) Nếu bố trí nơi đỗ trong nhà cao tầng, phải đảm bảo các yêu cầu ngăn cháy và thoát nạn cho người trong nhà đó.
(7) Không được phép bố trí đường ống dẫn chất khí, chất lỏng dễ cháy phía dưới nhà cao tầng.
Bố trí mặt bằng của nhà cao tầng? (Hình từ Internet)
Khi thiết kế hệ thống báo cháy trong nhà cao tầng thì cần phải đáp ứng yêu cầu nào?
Theo Mục 12 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996, thiết kế hệ thống báo cháy trong nhà cao tầng thì cần phải đáp ứng yêu cầu như sau:
- Phát hiện cháy nhanh;
- Chuyển tín hiệu rõ ràng;
- Đảm bảo độ tin cậy.
- Trường hợp hệ thống báo cháy liên kết với hệ thống chữa cháy thì ngoài chức năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để dập tắt đám cháy kịp thời.
- Yêu cầu kĩ thuật về thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân theo TCVN 5738:1993.
Nhà cao tầng có được ghép các hệ thống thông gió với nhau hay không?
Căn cứ theo Mục 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 quy định về yêu cầu đối với việc thông gió và hút khói trong nhà cao tầng cụ thể như sau:
Thông gió và hút khói
11.1. Tất cả các nhà cao tầng phải lắp hệ thống thông gió, hút khói ở hành lang và buồng thang. Những bộ phận của hệ thống này phải được làm bằng vật liệu không cháy.
11.2. Khi thiết kế hệ thống thông gió nhà ăn và khu vệ sinh, cho phép :
1) Ghép hệ thống thông gió từ phòng bể tắm (không có vệ sinh) với hệ thống thông gió từ nhà ăn của các căn nhà;
2) Ghép hệ thống thông gió từ nhà xí và nhà tắm hoặc buồng tắm cùng một căn hộ.
3) Ghép các hệ thống thông gió từ nhà ăn và phòng vệ sinh bố trí ở các tầng vào hệ thống chung, khoảng cách ghép không thấp hơn chiều cao một tầng và phải có lưới điều chỉnh;
4) Thiết bị quạt đẩy ra của nhà ăn chỉ được lắp khi nhà ăn không sử dụng đun nấu bằng khí đốt.
11.3. Thông gió hay thổi gió ở buồng cầu thang kín phải bảo đảm an toàn cho các thiết bị của hầm thang và cho việc đóng mở cửa sổ.
Thông gió buồng thang không có chiếu sáng tự nhiên thông qua hầm hoặc rãnh đẩy.
11.4. Để đẩy khói từ hành lang hoặc phòng đệm của mỗi tầng, phải thiết kế hầm đẩy cưỡng bức và có van ở mỗi tầng. Lưu lượng đẩy của quạt, mặt cắt hầm đẩy, van điều khiển được xác định theo tính toán. Van và quạt phải được đóng mở tự động bằng các đầu báo và bằng các nút điều khiển ở mỗi tầng.
11.5. Để khói từ thang máy, buồng thang không lan vào các tầng thì các tầng phải đảm bảo áp suất dư của không khí là 2KG/m2 khi có một cửa mở.
11.6. Để khói không lan vào buồng thang, thang máy và ngược lại thì cửa vào buồng thang phải thiết kế phòng đệm có cửa tự động đóng và có đệm kín và có hệ thống điều áp với áp suất dư của không khí ở phòng đệm không nhỏ hơn 2KG/m2
Như vậy, đối với hệ thống thông gió nhà ăn và khu vệ sinh của nhà cao tầng thì cho phép ghép các hệ thống với nhau, cụ thể:
- Ghép hệ thống thông gió từ phòng bể tắm (không có vệ sinh) với hệ thống thông gió từ nhà ăn của các căn nhà;
- Ghép hệ thống thông gió từ nhà xí và nhà tắm hoặc buồng tắm cùng một căn hộ.
- Ghép các hệ thống thông gió từ nhà ăn và phòng vệ sinh bố trí ở các tầng vào hệ thống chung, khoảng cách ghép không thấp hơn chiều cao một tầng và phải có lưới điều chỉnh;
- Thiết bị quạt đẩy ra của nhà ăn chỉ được lắp khi nhà ăn không sử dụng đun nấu bằng khí đốt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?