Việc bỏ phiếu kín trong công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thực hiện trong trường hợp nào?
Việc bỏ phiếu kín trong công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thực hiện trong trường hợp gì?
Căn cứ tiểu mục 7.2 Mục 7 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định về công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như sau:
Điều 8: Công tác bầu cử của Đoàn
7.1. Khi chốt danh sách bầu ban chấp hành, ban thường vụ Đoàn các cấp phải có số dư.
7.2. Việc bỏ phiếu kín áp dụng trong các trường hợp
a. Bầu ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, bí thư thứ nhất và các bí thư ban chấp hành Trung ương Đoàn.
b. Bầu đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết).
c. Bầu ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
...
Đối chiếu với quy định này, việc bỏ phiếu kín trong công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thực hiện trong trường hợp sau:
- Bầu ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, bí thư thứ nhất và các bí thư ban chấp hành Trung ương Đoàn.
- Bầu đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết).
- Bầu ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Việc bỏ phiếu kín trong công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thực hiện trong trường hợp nào? (hình từ Internet)
Hội nghị ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ tiến hành bầu những vị trí nào?
Căn cứ tiểu mục 7.3 Mục 7 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định về công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như sau:
Điều 8: Công tác bầu cử của Đoàn
...
7.3. Bầu cử tại hội nghị ban chấp hành, hội nghị ủy ban kiểm tra
a. Bí thư hoặc phó bí thư đoàn khóa cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất của ban chấp hành khóa mới và chủ trì để bầu chủ tọa hội nghị. Trong trường hợp cần thiết, đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp thống nhất chỉ định một ủy viên ban chấp hành khóa mới làm triệu tập viên để bầu chủ tọa hội nghị.
b. Hội nghị ban chấp hành bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Hội nghị ủy ban kiểm tra bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
c. Ban chấp hành có quyền quyết định số lượng ủy viên ban thường vụ, phó bí thư (các bí thư đối với Trung ương Đoàn), ủy viên ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Số lượng ủy viên ban thường vụ không quá một phần ba (1/3) số lượng ủy viên ban chấp hành. Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra không nhiều hơn số lượng ủy viên ban thường vụ.
Theo đó, hội nghị ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ tiến hành bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Cũng theo quy định này, hội nghị ủy ban kiểm tra sẽ bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Phiếu bầu trong công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được quy định ra sao?
Căn cứ tiểu mục 7.5 Mục 7 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định về công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như sau:
Điều 8: Công tác bầu cử của Đoàn
...
7.5. Phiếu bầu
a. Là phiếu do đại hội hoặc hội nghị phát hành, được in hoặc viết tay sẵn danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo vần chữ cái A,B,C... Nếu số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người được bầu thì phải sử dụng phiếu bầu có cột "đồng ý" và "không đồng ý".
Nếu trong danh sách bầu cử có nhiều người trùng cả họ và tên thì được phép chú thích chức danh hoặc tên cơ quan công tác, đơn vị học tập hoặc cư trú của những người đó tại thời điểm tiến hành bầu cử.
b. Phiếu bầu không hợp lệ là:
- Phiếu không do đại hội hoặc hội nghị phát hành.
- Phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định.
- Phiếu không bầu ai hoặc không rõ để ai, gạch ai.
- Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử được đại hội, hội nghị thông qua.
- Phiếu có ký hiệu riêng.
- Phiếu không ghi (hoặc không đánh dấu) đồng ý hay không đồng ý, hoặc phiếu đánh dấu vào cả hai cột “Đồng ý” và “Không đồng ý” đối với phiếu bầu có cột “Đồng ý” và “Không đồng ý”.
c. Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định vẫn là phiếu hợp lệ.
Theo đó, phiếu bầu trong công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là phiếu do đại hội hoặc hội nghị phát hành, được in hoặc viết tay sẵn danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo vần chữ cái A,B,C... Nếu số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người được bầu thì phải sử dụng phiếu bầu có cột "đồng ý" và "không đồng ý".
Nếu trong danh sách bầu cử có nhiều người trùng cả họ và tên thì được phép chú thích chức danh hoặc tên cơ quan công tác, đơn vị học tập hoặc cư trú của những người đó tại thời điểm tiến hành bầu cử.
Lưu ý: Phiếu bầu nếu thuộc các trường hợp quy định tại tiểu mục b tiểu mục 7.5 Mục này sẽ bị tính là không hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?