Việc bổ nhiệm viên chức quản lý đối với BHXH các huyện thuộc diện sáp nhập thực hiện như thế nào?
- Việc bổ nhiệm viên chức quản lý đối với BHXH các huyện thuộc diện sáp nhập thực hiện như thế nào?
- Viên chức quản lý khi được bố trí sang vị trí mới có hệ số phụ cấp chức vụ thấp hơn vị trí đang đảm nhiệm thì giải quyết thế nào?
- Các nguyên tắc chung khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, bàn giao nhiệm vụ, tài chính, tài sản đối với các đơn vị BHXH?
Việc bổ nhiệm viên chức quản lý đối với BHXH các huyện thuộc diện sáp nhập thực hiện như thế nào?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần III Công văn 2977/BHXH-TCCB năm 2024 có hướng dẫn cụ thể về việc bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm viên chức quản lý đối với BHXH các huyện thuộc diện sáp nhập, sắp xếp như sau:
(1) Đối với viên chức quản lý là Giám đốc BHXH cấp huyện được xem xét bổ nhiệm chức vụ tương đương hoặc điều động, bổ nhiệm chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm tại BHXH các huyện sáp nhập, sắp xếp hoặc được xem xét điều động, bổ nhiệm về giữ chức vụ quản lý tại các phòng nghiệp vụ của BHXH tỉnh theo Nghị quyết sáp nhập huyện về thành phố nơi đóng trụ sở BHXH tỉnh:
Tập thể lãnh đạo và cấp ủy BHXH tỉnh căn cứ phẩm chất, năng lực, uy tín của viên chức quản lý để xem xét, thống nhất bằng nghị quyết và trình Tổng Giám đốc (qua Vụ Tổ chức cán bộ) phê duyệt mà không phải thực hiện quy trình nhân sự theo quy định; thời hạn bổ nhiệm lại của viên chức quản lý được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ có hiệu lực.
(2) Đối với viên chức quản lý là Phó Giám đốc BHXH cấp huyện: Tập thể lãnh đạo và cấp ủy BHXH tỉnh căn cứ phẩm chất, năng lực, uy tín của viên chức quản lý để xem xét, thống nhất bằng nghị quyết và quyết định theo phân cấp mà không phải thực hiện quy trình nhân sự theo quy định.
(3) Đối với viên chức quản lý được xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn hoặc điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ tại BHXH các huyện, đơn vị khác ngoài BHXH các huyện sáp nhập, sắp xếp, BHXH tỉnh thực hiện quy trình theo quy định của BHXH Việt Nam.
(4) Trường hợp viên chức quản lý được xem xét bổ nhiệm mà tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác thì việc bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại mục (1).
Việc bổ nhiệm viên chức quản lý đối với BHXH các huyện thuộc diện sáp nhập thực hiện như thế nào? (hình từ internet)
Viên chức quản lý khi được bố trí sang vị trí mới có hệ số phụ cấp chức vụ thấp hơn vị trí đang đảm nhiệm thì giải quyết thế nào?
Theo Mục 3 Phần III Công văn 2977/BHXH-TCCB năm 2024 có hướng dẫn như sau:
III. CÔNG TÁC NHÂN SỰ
Trên cơ sở Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH cấp tỉnh, cấp huyện, BHXH tỉnh thực hiện sắp xếp, chuyển giao chức năng nhiệm vụ, bố trí nhân sự tại các đơn vị sắp xếp lại (bao gồm cả viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý), tập thể lãnh đạo và cấp ủy đảng BHXH tỉnh xem xét, thảo luận phương án sắp xếp nhân sự và thống nhất bằng Nghị quyết, sau đó BHXH tỉnh tổ chức thực hiện:
...
3. Đối với viên chức quản lý khi sắp xếp, bố trí sang vị trí mới có hệ số phụ cấp chức vụ thấp hơn vị trí đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đang hưởng đến hết nhiệm kỳ bổ nhiệm. Trường hợp đã giữ chức vụ theo nhiệm kỳ bổ nhiệm còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
Viên chức quản lý trong thời gian được bảo lưu phụ cấp chức vụ: khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn chức vụ liền kề, không phải bổ sung quy hoạch chức vụ đang được bảo lưu phụ cấp.
...
Như vậy, đối với viên chức quản lý khi bố trí sang vị trí mới có hệ số phụ cấp chức vụ thấp hơn vị trí đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đang hưởng đến hết nhiệm kỳ bổ nhiệm.
Lưu ý: Trường hợp đã giữ chức vụ theo nhiệm kỳ bổ nhiệm còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
Các nguyên tắc chung khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, bàn giao nhiệm vụ, tài chính, tài sản đối với các đơn vị BHXH?
04 nguyên tắc chung tại cần thủ thủ được quy định Phần I Công văn 2977/BHXH-TCCB năm 2024 hướng dẫn sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, bàn giao nhiệm vụ, tài chính, tài sản đối với các đơn vị BHXH sáp nhập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm:
(1) Việc bàn giao nhiệm vụ giữa các đơn vị đảm bảo đúng tiến độ và không được ảnh hưởng đến việc quản lý điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và những nhiệm vụ, công việc đang giải quyết, xử lý chuyển tiếp.
(2) Đảm bảo dân chủ, khách quan, minh bạch trong quá trình thực hiện công tác nhân sự; rà soát, đánh giá, bố trí đội ngũ viên chức; kịp thời giải quyết các chế độ, chính sách đối với viên chức tại các đơn vị thuộc diện sắp xếp, sáp nhập.
(3) Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc bàn giao để xóa bỏ trách nhiệm của bên giao và bên nhận trong việc bàn giao nhiệm vụ.
(4) Việc bàn giao thực hiện xong trước ngày cuối cùng của tháng liền kề thời điểm sắp xếp lại các đơn vị theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực. Công tác bàn giao lập thành biên bản; mỗi bộ hồ sơ bàn giao được lập thành 03 bộ do bên giao, bên nhận và bộ phận lưu trữ tài liệu hành chính của BHXH tỉnh lưu giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- CBCCVC hưởng chế độ tinh giản biên chế trước 1 1 2025 thì không áp dụng Nghị định 178 và Nghị định 177 trong trường hợp nào?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép lái xe quốc tế mới nhất hiện nay theo Thông tư 35 như thế nào? Tải mẫu?
- Định hướng Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị khi phát triển khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia?
- Thủy văn là gì? Quan trắc khí tượng thủy văn phải bảo đảm điều gì? Yêu cầu và nội dung quan trắc khí tượng thủy văn?
- Thuyết trình về mừng Đảng mừng Xuân Ất Tỵ 2025 ý nghĩa, hay nhất? Mẫu bài thuyết trình về mừng Đảng mừng Xuân 2025?