Việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín hay biểu quyết theo đề nghị Thủ tướng Chính phủ?
- Thủ tướng Chính phủ Việt Nam có quyền đề nghị Quốc hội bổ nhiệm Phó thủ tướng Chính phủ không?
- Việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín hay biểu quyết theo đề nghị Thủ tướng Chính phủ?
- Người giữ chức vụ Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương thì có được bổ nhiệm Phó thủ tướng Chính phủ đúng không?
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam có quyền đề nghị Quốc hội bổ nhiệm Phó thủ tướng Chính phủ không?
Căn cứ khoản 3 Điều 28 Luật tổ chức Chính phủ 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
...
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
...
Như vậy, Thủ tướng Chí phủ Việt Nam có quyền đề nghị người được bổ nhiệm Phó thủ tướng Chính phủ với Quốc hội.
Việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín hay biểu quyết theo đề nghị Thủ tướng Chính phủ? (Hình từ Internet)
Việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín hay biểu quyết theo đề nghị Thủ tướng Chính phủ?
Trình tự phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ được quy định tại khoản 2 Điều 38 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Trình tự quyết định cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ
..
2. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ theo trình tự sau đây:
a) Thủ tướng Chính phủ trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
b) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, mời Thủ tướng Chính phủ tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
c) Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
d) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
đ) Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín;
e) Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;
g) Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
h) Quốc hội thảo luận;
i) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
k) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Theo đó, Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Ban kiểm phiểu cũng sẽ do Quốc hội thành lập. Ban kiểm phiếu sẽ có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Người giữ chức vụ Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương thì có được bổ nhiệm Phó thủ tướng Chính phủ đúng không?
Căn cứ tiểu mục 2.12 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy đinh về tiêu chuẩn riêng đối với người giữ chức danh Phó thủ tướng Chính phủ như sau:
Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
2.12. Phó Thủ tướng Chính phủ
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có năng lực trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp. Có kiến thức sâu rộng về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; hiểu biết sâu về lĩnh vực được phân công. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả. Có năng lực phát hiện những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực phụ trách và đề xuất các giải pháp khắc phục. Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ, đồng thời kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc chủ chốt các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
...
Theo đó, người giữ chức danh Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương chỉ đáp ứng được điều kiện cần chứ chưa đáp ứng được điều kiện đủ để được bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Cá nhân phải giữ chức danh giữ chức danh Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ, đồng thời kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc chủ chốt các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương thì mới đáp ứng đủ một trong các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm.
Lưu ý: Ngoài các tiêu chuẩn riêng vừa nêu thì cá nhân còn cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chung được quy định tại Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 để được đủ điều kiện được đề nghị bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?