Việc bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của ai? Để bảo vệ tài nguyên nước bao gồm các biện pháp phòng chống gì?

Tôi thắc mắc việc bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của ai? Và để bảo vệ tài nguyên nước thì có các biện pháp phòng chống gì không? Trường hợp nguồn nước bị ô nhiễm thì khắc phục như thế nào? Mong anh/chị giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn.

Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước

Việc bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của ai?

Theo Điều 25 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước như sau:

- Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước.

- Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương.

- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình khai thác, sử dụng, đồng thời có quyền giám sát những hành vi, hiện tượng gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước của tổ chức, cá nhân khác.

- Người phát hiện hành vi, hiện tượng gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn nguồn nước có trách nhiệm ngăn chặn và báo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Trường hợp chính quyền địa phương nhận được thông báo không xử lý được thì phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, việc bảo vệ tài nguyên nước không chỉ riêng mỗi cá nhân chúng ta, mà còn có tổ chức và cả chỉnh quyền địa phương.

Để bảo vệ tài nguyên nước bao gồm các biện pháp phòng chống gì?

Tại Điều 26 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước như sau:

- Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; nếu làm suy giảm chức năng của nguồn nước, gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018).

- Không xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.

Đối với cơ sở đang hoạt động thì phải có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chặt chẽ chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước; cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp để khắc phục trong thời hạn do cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền quy định; trường hợp không khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động hoặc di dời theo quy định của pháp luật.

- Việc xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước phải có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

- Tổ chức, cá nhân khai thác mỏ hoặc xây dựng công trình, nếu tiến hành hoạt động bơm hút nước, tháo khô dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước thì phải dừng ngay việc bơm hút nước và thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải phải được chống thấm, chống tràn bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.

Trên đây là các biện pháp phòng chống ô nhiễm nguồn nước như: không xây dựng các nghĩa trang, cơ sở y tế có bệnh truyền nhiễm tại hành lang bảo vệ nguồn nước…

Khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước như thế nào?

Căn cứ theo Điều 27 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt như sau:

- Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước được thực hiện như sau:

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm xây dựng phương án, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết và thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do mình gây ra;

+ Trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương có trách nhiệm xác định rõ nguyên nhân, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố; phối hợp giảm thiểu tác hại do sự cố gây ra; giám sát, đánh giá mức độ suy giảm chất lượng nước, thiệt hại do sự cố gây ra để yêu cầu đối tượng gây ra sự cố bồi thường thiệt hại;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm chủ động tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trong quá trình ngăn chặn, xử lý sự cố và báo cáo kịp thời với Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật còn có trách nhiệm khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái nguồn nước trước mắt, cải thiện, phục hồi chất lượng nước về lâu dài và bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

- Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm đối với nguồn nước liên quốc gia được thực hiện như sau:

+ Ủy ban nhân dân các cấp nơi có nguồn nước liên quốc gia có trách nhiệm theo dõi, phát hiện sự cố ô nhiễm trên địa bàn; trường hợp xảy ra sự cố thì phải chủ động tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm; xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý và báo cáo Ủy ban nhân cấp tỉnh để tổ chức chỉ đạo xử lý và báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan tại quốc gia xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia để tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả phù hợp với pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan.

- Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

- Phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt được thực hiện như sau:

+ Các nguồn nước phải được phân loại theo mức độ, phạm vi ô nhiễm, cạn kiệt và lập thứ tự ưu tiên để có kế hoạch phục hồi;

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước nội tỉnh.

- Kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây sự cố và kinh phí phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt theo kế hoạch quy định tại điểm b khoản 4 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Tài nguyên nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tài nguyên nước
Bảo vệ tài nguyên nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước được quy định như thế nào tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước liên quan đến đập, hồ chứa được quy định như thế nào theo Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Việc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất phải đảm bảo những yêu cầu gì theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu đơn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước mới nhất 2024 theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT như thế nào?
Pháp luật
Viên chức là đội trưởng tổ điều tra cơ bản tài nguyên nước thì được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc bao nhiêu?
Pháp luật
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước nhằm mục đích gì theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Dòng chảy tối thiểu là căn cứ để xem xét các nhiệm vụ nào theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Trình tự thực hiện một cuộc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước theo Thông tư 04/2024/TT-BNTMT được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Điều hoà, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước được quy định như thế nào theo Luật Tài nguyên nước 2024?
Pháp luật
Nguyên tắc hợp tác quốc tế về tài nguyên nước được quy định như thế nào tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên nước
3,443 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên nước Bảo vệ tài nguyên nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào