Việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý nhằm mục tiêu gì? Nguyên tắc thực hiện việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được quy định thế nào?
Việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý nhằm mục tiêu gì?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2014/TT-BTP về mục tiêu của bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý như sau:
Mục tiêu
1. Bảo đảm cơ hội bình đẳng giữa nam và nữ trong tiếp cận hoạt động trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.
2. Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong trợ giúp pháp lý.
3. Thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý và trong giám sát việc thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
Theo đó, việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý nhằm mục tiêu bảo đảm cơ hội bình đẳng giữa nam và nữ trong tiếp cận hoạt động trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.
Và xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong trợ giúp pháp lý.
Đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý và trong giám sát việc thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
Việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý nhằm mục tiêu gì? Nguyên tắc thực hiện việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hiện việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được quy định thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về nguyên tắc thực hiện việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý và các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới.
2. Không định kiến giới, không cản trở hoặc ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận bình đẳng trong hoạt động trợ giúp pháp lý của nam và nữ trên thực tế.
3. Mọi hành vi phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý khi phát hiện phải được ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, công khai và đúng pháp luật.
4. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
Theo đó, việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc không định kiến giới, không cản trở hoặc ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận bình đẳng trong hoạt động trợ giúp pháp lý của nam và nữ trên thực tế.
Và mọi hành vi phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý khi phát hiện phải được ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, công khai và đúng pháp luật.
Việc kiểm tra về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về đánh giá, kiểm tra bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý như sau:
Đánh giá, kiểm tra bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đánh giá và báo cáo kết quả hàng năm, đột xuất hoặc theo chuyên đề về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý. Nội dung đánh giá và báo cáo kết quả bao gồm:
a) Kết quả thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong cơ cấu tổ chức, đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và trong hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định tại Chương II và Chương III của Thông tư này;
b) Phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; những tác động tích cực, tiêu cực và đề xuất các giải pháp để bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
2. Việc kiểm tra về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được thực hiện lồng ghép trong chương trình kiểm tra hàng năm, đột xuất hoặc theo chuyên đề của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, việc kiểm tra về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được thực hiện lồng ghép trong chương trình kiểm tra hàng năm, đột xuất hoặc theo chuyên đề của cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?