Việc ban hành và tổ chức thực hiện quy định Điều phối ứng cứu sự cố mạng là trách nhiệm của cơ quan nào?
- Việc ban hành và tổ chức thực hiện quy định Điều phối ứng cứu sự cố mạng là trách nhiệm của cơ quan nào?
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thành lập Ban điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia khi nào?
- Ban Chỉ đạo quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo những đối tượng nào trong công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia?
Việc ban hành và tổ chức thực hiện quy định Điều phối ứng cứu sự cố mạng là trách nhiệm của cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 43 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về ứng cứu sự cố mạng
Ứng cứu sự cố mạng
1. Ứng cứu sự cố mạng là hoạt động nhằm xử lý, khắc phục sự cố gây mất an toàn thông tin trên mạng.
2. Ứng cứu sự cố mạng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hiệu quả;
b) Tuân thủ quy định Điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Phối hợp giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, quốc tế.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, các tổ chức quản lý, khai thác các hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia có trách nhiệm thành lập hoặc chỉ định bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố mạng (CERT) để chủ động triển khai hoạt động trong phạm vi đơn vị mình và phối hợp với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT).
4. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và tổ chức thực hiện quy định Điều phối ứng cứu sự cố mạng.
Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định Điều phối ứng cứu sự cố mạng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 1 Nghị định 48/2022/NĐ-CP thì:
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
- Báo chí;
- Xuất bản, in, phát hành;
- Phát thanh và truyền hình;
- Thông tin điện tử;
- Thông tấn;
- Thông tin đối ngoại;
- Thông tin cơ sở;
- Bưu chính;
- Viễn thông;
- Tần số vô tuyến điện;
- Công nghiệp công nghệ thông tin;
- Ứng dụng công nghệ thông tin;
- An toàn thông tin mạng;
- Giao dịch điện tử;
- Chuyển đổi số quốc gia;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Việc ban hành và tổ chức thực hiện quy định Điều phối ứng cứu sự cố mạng là trách nhiệm của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thành lập Ban điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia khi nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 05/2017/QĐ-TTg năm 2017:
Theo đó, trong trường hợp cần thiết, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thành lập Ban điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Ban điều phối ứng cứu quốc gia).
Thành phần của Ban điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia gồm có: 01 lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông làm Trưởng ban, Cơ quan điều phối quốc gia làm thường trực và thành viên là các lãnh đạo cấp Cục, Vụ của một số bộ ngành, tổ chức có liên quan.
Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, giúp việc cho Ban Chỉ đạo quốc gia (sau đây gọi là Cơ quan thường trực) có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
- Quyết định lựa chọn phương án ứng cứu và chủ trì, chỉ đạo công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
- Chỉ đạo Cơ quan điều phối quốc gia tiếp nhận, thu thập, xử lý thông tin, báo cáo về sự cố mất an toàn thông tin mạng quốc gia và đề xuất phương án ứng cứu;
- Triệu tập, chỉ đạo Bộ phận tác nghiệp ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia theo đề xuất của Cơ quan điều phối quốc gia;
+ Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố, các thành viên mạng lưới ứng cứu để triển khai phương án ứng cứu;
- Làm đầu mối hoặc chỉ định Cơ quan điều phối làm đầu mối quốc gia phối hợp với các đơn vị chức năng của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế trong hoạt động ứng cứu, xử lý các sự cố liên quốc gia;
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành của các đơn vị liên quan, báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.
Ban Chỉ đạo quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo những đối tượng nào trong công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 05/2017/QĐ-TTg năm 2017 Ban Chỉ đạo quốc gia về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng:
Ban Chỉ đạo quốc gia về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng
1. Ban Chỉ đạo an toàn thông tin quốc gia đảm nhiệm chức năng Ban Chỉ đạo quốc gia về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo quốc gia).
2. Ban Chỉ đạo quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương liên quan trong công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
Như vậy, Ban Chỉ đạo quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo những đối tượng sau trong công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Công an;
- Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?