Việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự có thể gia hạn không?
- Nguyên tắc sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như thế nào?
- Việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự có thể gia hạn không?
- Nếu cần thiết áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mà Cơ quan điều tra cấp huyện không đề nghị Cơ quan điều tra cấp Tỉnh ra quyết định áp dụng thì xử lý ra sao?
Nguyên tắc sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 227 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
1. Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời.
Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.
2. Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án.
3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.
Theo quy định trên, việc sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời.
- Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.
- Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án.
- Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.
Việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự có thể gia hạn không?
Việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự có thể gia hạn không? (hình ảnh từ Internet)
Căn cứ Điều 226 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
1. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.
2. Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.
Theo đó, việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự có thể gia hạn khi đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Thứ hai, việc yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được thực hiện trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn).
Nếu cần thiết áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mà Cơ quan điều tra cấp huyện không đề nghị Cơ quan điều tra cấp Tỉnh ra quyết định áp dụng thì xử lý ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 60 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
...
3. Trường hợp có căn cứ và xét thấy cần thiết mà Cơ quan điều tra không ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì lãnh đạo Viện thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý, điều tra mà có căn cứ và cần phải áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nhưng Thủ trưởng Cơ quan điều tra không đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định áp dụng thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra đang thụ lý, điều tra đề nghị Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định áp dụng; nếu Cơ quan này không thực hiện thì báo cáo, đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp yêu cầu Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định.
...
Chiếu theo quy định này, nếu xét thấy cần thiết áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mà Cơ quan điều tra cấp huyện không đề nghị Cơ quan điều tra cấp Tỉnh ra quyết định áp dụng thì xử lý như sau:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra cấp huyện đang thụ lý, điều tra đề nghị Cơ quan điều tra cấp tỉnh trực tiếp xem xét, quyết định áp dụng;
- Nếu Cơ quan điều tra cấp tỉnh này không thực hiện thì báo cáo, đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp yêu cầu Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?