Vị trí lắp đặt và kết cấu của thiết bị điện trên các giàn cố định trên biển phải đáp ứng các yêu cầu chung gì?

Thiết bị điện trên các giàn cố định trên biển phải đáp ứng những yêu cầu chung như thế nào? Vị trí lắp đặt và kết cấu của thiết bị điện trên các giàn cố định trên biển phải đáp ứng các yêu cầu chung gì? - câu hỏi của anh H. (Hà Nội)

Thiết bị điện trên các giàn cố định trên biển phải đáp ứng những yêu cầu chung như thế nào?

Thiết bị điện trên các giàn cố định trên biển phải đáp ứng những yêu cầu chung được quy định tại tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6767-4:2016 về Giàn cố định trên biển - Phần 4: Trang bị điện như sau:

- Thiết bị điện một chiều phải làm việc an toàn trong điều kiện điện áp dao động trong khoảng + 6 % và -10 %.

- Thiết bị điện xoay chiều phải làm việc an toàn trong điều kiện điện áp dao động trong khoảng + 6 % và - 10 % ở tần số định mức và sự dao động của tần số là ± 2,5 % ở điện áp định mức.

- Các công tắc tơ và các thiết bị tương tự phải không bị nhả ra khi điện áp bằng hoặc lớn hơn 85 % điện áp định mức.

- Trường hợp khác với nêu trên có thể được chấp nhận với điều kiện chúng phải được chứng minh tính an toàn tương đương với Tiêu chuẩn này.

thiết bị điện trên các giàn cố định trên biển

Vị trí lắp đặt và kết cấu của thiết bị điện trên các giàn cố định trên biển phải đáp ứng các yêu cầu chung gì? (Hình từ Internet)

Vị trí lắp đặt và kết cấu của thiết bị điện trên các giàn cố định trên biển phải đáp ứng các yêu cầu chung gì?

Vị trí lắp đặt và kết cấu của thiết bị điện trên các giàn cố định trên biển phải đáp ứng các yêu cầu chung được quy định tại tiết 3.1.2 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6767-4:2016 về Giàn cố định trên biển - Phần 4: Trang bị điện như sau:

- Thiết bị điện phải được đặt ở những vị trí dễ tiếp cận, tránh xa vật liệu dễ cháy, được thông gió tốt và chiếu sáng đầy đủ và ở đó không có tích tụ khí dễ cháy, cũng như tại những nơi không tiếp xúc với các nguy cơ bị hư hỏng bởi cơ học hoặc hư hỏng do nước, hơi nước và dầu.

Nếu cần thì thiết bị này phải được kết cấu hoặc bảo vệ thích hợp khi phải tiếp xúc với các nguy cơ nói trên. Những bộ phận mang điện phải được bảo vệ, khi cần thiết.

-. Tất cả các thiết bị điện phải có kết cấu và được lắp đặt sao cho bình thường nó không gây ra tổn thương cho người khi điều khiển hoặc chạm vào.

- Vật liệu cách điện và các cuộn dây được cách điện phải chịu được dịch chuyển, hơi ẩm, không khí biển và hơi dầu, trừ khi đã có các biện pháp bảo vệ đặc biệt.

- Khi công tắc điều khiển đã ngắt thì thiết bị phải không còn điện chạy qua các mạch điều khiển và/ hoặc đèn báo. Yêu cầu này không áp dụng cho các công tắc và/ hoặc các phích cắm đồng bộ.

- Việc hoạt động của tất cả các thiết bị điện và bố trí bôi trơn phải đảm bảo tốt khi có rung động hoặc thay đổi trạng thái đột ngột.

- Tất cả các ê cu và các vít được dùng để nối ghép và các bộ phận mang điện và các bộ phận làm việc phải được hãm chắc chắn.

Những bộ phận kim loại để trần không mang điện của các thiết bị điện phải được nối đất đúng không?

Việc nối đất các thiết bị điện trên các giàn cố định trên biển phải đáp ứng các yêu cầu chung được quy định tại tiết 3.1.3 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6767-4:2016 về Giàn cố định trên biển - Phần 4: Trang bị điện như sau:

3. Quy định về thiết kế thiết bị và hệ thống điện
3.1. Quy định chung
...
3.1.3. Nối đất
3.1.3.1. Những bộ phận kim loại để trần không mang điện của các thiết bị hoặc máy điện phải được nối đất có hiệu quả, trừ khi:
a) được cấp điện áp một chiều không quá 50 V hoặc 50 V điện áp dây hiệu dụng dòng xoay chiều, không cho phép dùng biến thế tự ngẫu để tạo ra điện áp này;
b) được cấp điện áp không quá 250 V qua biến áp cách ly an toàn dành riêng cho chúng;
c) được kết cấu cách điện kép.
3.1.3.2. Khung kim loại của tất cả các đèn xách tay, các dụng cụ và thiết bị tương tự được cấp điện như là thiết bị của giàn và với điện áp định mức vượt quá 50 V phải được nối đất bằng dây dẫn thích hợp, trừ khi đã có các biện pháp an toàn tương đương như cách điện kép hoặc bằng biến áp cách ly.
3.1.3.3. Nếu cần thiết nối đất thì các dây nối phải là dây đồng hoặc dây làm bằng vật liệu khác đã được chấp nhận và nó phải được bảo vệ chống hư hỏng và nếu cần thiết phải chống tác dụng điện phân. Nói chung, tiết diện dây nối đất phải tương đương với tiết diện dây dẫn mang điện khi dây dẫn mang điện có tiết diện đến 16 mm2 và tối thiểu bằng 1/2 tiết diện dây dẫn mang điện, nhưng không nhỏ hơn 16 mm2 với tiết diện dây dẫn mang điện có tiết diện lớn hơn 16 mm2.

Theo quy định những bộ phận kim loại để trần không mang điện của các thiết bị hoặc máy điện phải được nối đất có hiệu quả, trừ khi:

- Được cấp điện áp một chiều không quá 50 V hoặc 50 V điện áp dây hiệu dụng dòng xoay chiều, không cho phép dùng biến thế tự ngẫu để tạo ra điện áp này;

- Được cấp điện áp không quá 250 V qua biến áp cách ly an toàn dành riêng cho chúng;

- Được kết cấu cách điện kép.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

750 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào