Vi sinh vật nhóm 2 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 2 không?

Tôi có câu hỏi là vi sinh vật nhóm 2 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 2 không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Bình Dương.

Vi sinh vật nhóm 2 là gì?

Vi sinh vật nhóm 2 được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP như sau:

Phân loại các vi sinh vật theo nhóm nguy cơ
1. Vi sinh vật là sinh vật có kích thước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ nhìn thấy bằng kính hiển vi, bao gồm prion, vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm. Vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành 04 nhóm:
a) Nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người;
b) Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
c) Nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
d) Nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và chưa có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh Mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ.

Như vậy, theo quy định trên thì vi sinh vật nhóm 2 là vi sinh vật thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.

Vi sinh vật

Vi sinh vật nhóm 2 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 2 không? (Hình từ Internet)

Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 2 không?

Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 2 không, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 103/2016/NĐ-CP như sau:

Phân loại cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học
1. Cơ sở xét nghiệm được phân loại theo 04 cấp độ an toàn sinh học như sau:
a) Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định này và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm khác nhưng đã được xử lý và không còn khả năng gây bệnh;
b) Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 và nhóm 2 quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định này và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 3, nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II;
c) Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 3 Nghị định này và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III;
...
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp độ an toàn sinh học phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm.

Theo quy định trên thì cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 1 và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm khác nhưng đã được xử lý và không còn khả năng gây bệnh.

Cho nên cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 được xét nghiệm các sản phẩm từ vi sinh vật nhóm 2 với điều kiện là đã được xử lý và không còn khả năng gây bệnh.

Khi làm việc tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 có cần sử dụng quần áo bảo hộ không?

Khi làm việc tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 có cần sử dụng quần áo bảo hộ không, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 37/2017/TT-BYT như sau:

Quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I
1. Quy định vào, ra phòng xét nghiệm:
Người có trách nhiệm được phép vào, ra phòng xét nghiệm, những người khác khi ra, vào phòng xét nghiệm phải được sự đồng ý của người có thẩm quyền và được hướng dẫn, giám sát.
2. Quy định về bảo hộ cá nhân và giám sát sức khỏe:
a) Sử dụng quần, áo bảo hộ dài tay khi làm việc trong phòng xét nghiệm;
b) Quần áo bảo hộ sử dụng trong phòng xét nghiệm phải được để riêng biệt;
c) Không mặc quần áo bảo hộ sử dụng trong phòng xét nghiệm ra ngoài khu vực phòng xét nghiệm;
d) Sử dụng găng tay phù hợp trong quá trình làm việc có khả năng tiếp xúc với vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người hoặc các mẫu bệnh phẩm có khả năng chứa vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người; găng tay phải được đeo trùm ra ngoài áo bảo hộ;

Như vậy, theo quy định trên khi làm việc tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 phải sử dụng quần áo bảo hộ dài tay.

An toàn sinh học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung và trình tự các phiên họp chính thức của Hội đồng an toàn sinh học được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mức hỗ trợ chi phí mua vật tư để thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học là bao nhiêu? Nhà nước thực hiện hỗ trợ hằng năm đúng không?
Pháp luật
Chăn nuôi an toàn sinh học là gì? Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 4 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 4 không?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 2 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 2 không?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 3 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 3 không?
Pháp luật
Thế nào là vi sinh vật nhóm 1? Cơ sở xét nghiệm nào được xét nghiệm các loại vi sinh vật nhóm 1?
Pháp luật
Cơ sở xét nghiệm không bố trí đủ số lượng nhân viên xét nghiệm sau khi đã công bố cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1 bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Cơ sở ấp trứng gia cầm thực hiện an toàn sinh học theo nguyên tắc nào? Chất thải rắn của cơ sở ấp trứng gia cầm được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khu vực làm việc và sử dụng trang thiết bị tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Khử nhiễm, xử lý chất thải tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn sinh học
1,475 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn sinh học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn sinh học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào