Vi phạm pháp luật là gì? Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước là tố cáo những hành vi nào?
Vi phạm pháp luật là gì?
Hiện nay không có văn bản pháp luật định nghĩa cụ thể thế nào là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, vi phạm pháp luật có thể hiểu là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Hành vi trái pháp luật thường là những hành vi làm trái với quy định pháp luật, vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật hoặc không thực hiện theo sự bắt buộc của pháp luật.
Năng lực pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện khả năng gánh chịu các biện pháp cưỡng chế, các chế tài khi có hành vi vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật luôn chứa đựng yếu tố lỗi của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật sẽ có các chế tài xử phạt tương ứng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Vi phạm pháp luật là gì? Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước là tố cáo những hành vi nào? (Hình từ Internet)
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước là tố cáo những hành vi nào?
Căn cứ Điều 2 Luật Tố cáo 2018 có quy định về giải thích thuật ngữ như sau:
- Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
+ Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Cơ quan, tổ chức.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Như vậy, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước là tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
13 Hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước?
13 Hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Tố cáo 2018 gồm:
(1) Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.
(2) Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
(3) Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
(4) Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
(5) Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.
(6) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
(7) Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.
(8) Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
(9) Bao che người bị tố cáo.
(10) Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.
(11) Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
(12) Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
(13) Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?