Về việc vận chuyển chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải có được phép tự mình vận chuyển hay không?
Chất thải nguy hại phải được phân loại từ thời điểm nào?
Tại Điều 68 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về phân định, phân loại chất thải nguy hại như sau:
Phân định, phân loại chất thải nguy hại
1. Việc phân định chất thải nguy hại được thực hiện theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại.
2. Các chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp.
3. Nước thải nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở phát sinh thì được quản lý theo quy định về quản lý nước thải.
4. Chất thải nguy hại phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc khi chuyển đi xử lý trong trường hợp không lưu giữ.
Theo đó, chất thải nguy hại phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc khi chuyển đi xử lý trong trường hợp không lưu giữ.
Về việc vận chuyển chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải có được phép tự mình vận chuyển hay không? (Hình từ Internet)
Chủ nguồn thải có được phép thực hiện việc vận chuyển chất thải nguy hại hay không?
Theo Điều 69 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
1. Việc vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện như sau:
a) Thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thu gom sản phẩm, bao bì phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân, văn phòng cơ quan nhà nước, trường học, nơi công cộng thuộc danh mục sản phẩm, bao bì quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này và danh mục chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định tại Mục 1 Chương VI Nghị định này không phải có giấy phép môi trường có nội dung xử lý chất thải nguy hại nhưng phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 71 Nghị định này.
2. Các phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ được vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở bằng các phương tiện vận chuyển chính chủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này. Các chủ nguồn thải phải lắp đặt thiết bị định vị đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh giám sát, quản lý.
4. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép môi trường có nội dung về dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:
a) Lắp đặt thiết bị định vị đối với các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát, quản lý;
b) Trong trường hợp có nhu cầu thuê phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại, phải ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển, chịu trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển trong thời gian thuê và không được cho thuê lại phương tiện vận chuyển đó.
5. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường thuê phương tiện vận chuyển công cộng như phương tiện đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển để vận chuyển chất thải nguy hại thì phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp giấy phép môi trường trước khi thực hiện.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm sau đây:
a) Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;
b) Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;
c) Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
2. Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại;
b) Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;
c) Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường;
d) Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
3. Chất thải nguy hại khi vận chuyển phải được lưu chứa và vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải lắp đặt thiết bị định vị; hoạt động theo tuyến đường và thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm:
a) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật và biểu mẫu khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại; hướng dẫn kỹ thuật về phương tiện, thiết bị lưu chứa, vận chuyển, phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại; hướng dẫn đăng ký, vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng.
So với trước đây tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 38/2015/NĐ-CP thì đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại đã được mở rộng hơn. Thay vì chỉ được phép thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại thì bây giờ còn có chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Chủ nguồn thải có được tự mình xử lý chất thải nguy hại hay không?
Tại khoản 3 Điều 71 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
...
Tự xử lý chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh hoặc ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý nguy hại phù hợp.
Theo đó, chủ nguồn thải có thể tự mình xử lý chất thải nguy hại hoặc ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý nguy hại phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?