Về việc giải quyết tố cáo trong Đảng đối với tổ chức Đảng và đảng viên hiện nay được quy định như thế nào?
Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Đảng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp. Tổ chức đảng có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách. Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên thuộc phạm vi quản lý.
2. Trường hợp đảng viên là cấp ủy viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý đã nghỉ hưu, nếu bị tố cáo vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được thực hiện như đang đương chức.
Như vậy cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp.
Tổ chức đảng có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách.
Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên thuộc phạm vi quản lý.
Đối với ủy viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý đã nghỉ hưu nếu bị tố cáo vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được thực hiện như đang đương chức.
Tố cáo (Hình từ Internet)
Giải quyết tố cáo trong Đảng gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 21 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Nội dung tố cáo phải giải quyết
1. Đối với tổ chức đảng: Những nội dung liên quan đến việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; đoàn kết nội bộ.
2. Đối với đảng viên: Những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
3. Những nội dung tố cáo mà ủy ban kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy khi tố cáo trong Đảng thì giải quyết tố cáo sẽ có những nội dung sau:
- Đối với tổ chức đảng:
+ Những nội dung liên quan đến việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng;
+ Đoàn kết nội bộ.
- Đối với đảng viên:
+ Những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên
+ Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên;
+ Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng;
+ Về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Nguyên tắc giải quyết tố cáo trong Đảng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc giải quyết tố cáo
1. Khi nhận được tố cáo, cơ quan nhận đơn phải phân loại, giải quyết các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phối hợp với các tổ chức đảng có thẩm quyền để giải quyết; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển đến các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các đơn tố cáo.
2. Thời hạn giải quyết tố cáo: Chậm nhất 90 ngày đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được tố cáo (gửi, tố cáo trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến).
Trường hợp vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo nhưng không quá 30 ngày, đồng thời phải thông báo cho người tố cáo, người bị tố cáo, tổ chức có liên quan biết. Sau khi giải quyết xong, phải thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp.
3. Trường hợp tố cáo có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ủy ban kiểm tra báo cáo cấp ủy cùng cấp chỉ đạo phối hợp giải quyết.
4. Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp có căn cứ xác định người tố cáo bị đe doạ, ép buộc, mua chuộc.
5. Tổ chức đảng quản lý đối tượng bị tố cáo phải bảo đảm quyền dân chủ của đảng viên và quần chúng trong việc giám sát, tố cáo, phản ảnh về tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Phối hợp và thực hiện yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Trong thời gian đang giải quyết, chưa kết luận thì tổ chức đảng quản lý đảng viên phải bảo đảm các quyền của đảng viên, của tổ chức đảng bị tố cáo; giáo dục và tạo điều kiện để đảng viên, tổ chức đảng thực hiện nghiêm các yêu cầu của tổ chức đảng giải quyết tố cáo.
6. Những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiều lần có dụng ý xấu phải được xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.
7. Không giải quyết đơn tố cáo nặc danh, giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không rõ nội dung và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận hoặc đã có thông báo không xem xét, giải quyết; đơn tố cáo do người tố cáo đã tự nguyện rút đơn nay tiếp tục tố cáo lại nhưng không có thêm nội dung, tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất sự việc; đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; đơn tố cáo có tên nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng; đơn tố cáo không phải do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.
Nếu đơn tố cáo giấu tên, mạo tên nhưng rõ địa chỉ, đối tượng và nội dung tố cáo thì tổ chức đảng có thẩm quyền nắm tình hình để làm cơ sở kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo.
8. Tổ chức đảng và đảng viên nhận được tố cáo phải bảo đảm bí mật cho người tố cáo, hướng dẫn người tố cáo thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước và có biện pháp bảo vệ người tố cáo. Không để người bị tố cáo chủ trì giải quyết tố cáo đối với mình. Không để người tố cáo hoặc người có liên quan đến tố cáo giải quyết tố cáo.
9. Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp giải quyết tố cáo phải xử lý hoặc đề nghị xử lý nghiêm những trường hợp sau: Truy tìm, trù dập, trả thù người tố cáo; cản trở, không xem xét, giải quyết tố cáo; bao che những việc làm sai trái của đối tượng bị tố cáo; để lộ tên người tố cáo cho đối tượng bị tố cáo biết, để lộ tên người tố cáo, nội dung tố cáo cho người không có trách nhiệm biết; lợi dụng tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo mang tính bịa đặt, đả kích, gây dư luận xấu đối với người khác.
Ngoài ra chị có thể tham khảo thêm về việc giải quyết tố cáo trong Đảng tại Mục IV Hướng dẫn 02-HD/TW năm 2021.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?