Vật chứng thuộc loại mau hỏng có cần phải niêm phong vật chứng không? Ai chủ trì thực hiện niêm phong vật chứng?
Vật chứng thuộc loại mau hỏng có cần phải niêm phong vật chứng không?
Vật chứng thuộc loại mau hỏng có cần phải niêm phong vật chứng không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 127/2017/NĐ-CP như sau:
Vật chứng cần niêm phong và vật chứng không cần niêm phong
Mọi vật chứng sau khi thu thập phải được niêm phong, trừ các trường hợp sau:
1. Vật chứng là động vật, thực vật sống.
2. Vật chứng là tài liệu được đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản.
4. Những vật chứng khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết phải niêm phong.
Như vậy, theo quy định trên thì vật chứng thuộc loại mau hỏng thì không cần phải niêm phong vật chứng.
Vật chứng thuộc loại mau hỏng có cần phải niêm phong vật chứng không? Ai chủ trì thực hiện niêm phong vật chứng? (Hình từ Internet)
Ai chủ trì thực hiện niêm phong vật chứng?
Ai chủ trì thực hiện niêm phong vật chứng được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 127/2017/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng
1. Chủ trì thực hiện niêm phong vật chứng.
2. Mời, triệu tập người tham gia niêm phong vật chứng.
3. Kiểm tra vật chứng cần niêm phong.
4. Chuẩn bị điều kiện cần thiết để niêm phong vật chứng.
5. Ký, ghi rõ họ tên vào giấy niêm phong; chú thích họ tên người điểm chỉ (nếu có) vào giấy niêm phong.
6. Đóng gói hoặc đóng kín vật chứng (đối với vật chứng đóng gói hoặc đóng kín được) và dán giấy niêm phong,
7. Kiểm tra niêm phong của vật chứng.
8. Ký, ghi rõ họ tên vào biên bản niêm phong vật chứng; chú thích họ tên người điểm chỉ (nếu có) vào biên bản niêm phong vật chứng.
Như vậy, theo quy định trên thì người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng có nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm chủ trì thực hiện niêm phong vật chứng.
Người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng có trách nhiệm gì trong việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để niêm phong vật chứng?
Người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng có trách nhiệm gì trong việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để niêm phong vật chứng, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 127/2017/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục niêm phong vật chứng
Một vật chứng có thể thực hiện niêm phong, mở niêm phong một hoặc nhiều lần. Sau mỗi lần mở niêm phong, khi kết thúc sử dụng vật chứng phải niêm phong lại theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Nghị định này và gửi về nơi bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật. Việc niêm phong vật chứng được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
1. Chuẩn bị thực hiện niêm phong vật chứng
a) Người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng mời hoặc triệu tập người tham gia niêm phong vật chứng;
Trong trường hợp người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong bị mất năng lực hành vi theo quy định của pháp luật hoặc đã chết, thì người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng mời người thân thích hoặc người đại diện hợp pháp của họ tham gia niêm phong vật chứng;
Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng cần niêm phong là bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam thì khi niêm phong, người tổ chức thực hiện niêm phong mời người thân thích của họ hoặc người bào chữa của họ (nếu có) hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức niêm phong vật chứng chứng kiến.
Đối với vật chứng cần điều kiện bảo quản đặc biệt như chất độc, chất phóng xạ, chất nổ, chất cháy, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, mẫu máu, mô, bộ phận cơ thể người và các mẫu vật khác của cơ thể người hoặc vật chứng khác có tính chất tương tự phải có sự tham gia của cơ quan chuyên môn khi thực hiện niêm phong vật chứng. Trường hợp cơ quan chuyên môn chưa đến kịp mà xét thấy cần phải niêm phong ngay để bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng thì vẫn có thể thực hiện niêm phong vật chứng nhưng phải bảo đảm an toàn.
Đối với vật chứng không thể niêm phong được tại hiện trường, thì phải niêm phong từng phần hoặc những phần quan trọng, sau đó đưa về địa điểm do cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án quyết định để tiến hành niêm phong theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.
b) Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để niêm phong vật chứng.
Người chủ trì tổ chức niêm phong vật chứng phải chỉ đạo chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc niêm phong, dán giấy niêm phong, bảo quản, di chuyển vật chứng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì trong việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để niêm phong vật chứng thì người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng phải chỉ đạo chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc niêm phong, dán giấy niêm phong, bảo quản, di chuyển vật chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?