Vật, chất nhận chìm ở biển có chứa phóng xạ, chất độc thì có đáp ứng được điều kiện để được nhận chìm ở biển không?

Tôi có thắc mắc như sau: Vật, chất nhận chìm ở biển có chứa phóng xạ, chất độc thì có đáp ứng được điều kiện để được nhận chìm ở biển không? Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có được thực hiện việc nhận chìm vật, chất không nằm trong nội dung Giấy phép không? Mong được giải đáp sớm. Xin cảm ơn. Câu hỏi của bạn N (Bạc Liêu).

Việc nhận chìm ở biển có vật, chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam thì có được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam không?

Vật, chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam có được nhận chìm ở vùng biển Việt Nam được quy định tại Điều 57 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015, cụ thể như sau:

Yêu cầu đối với việc nhận chìm ở biển
1. Việc nhận chìm ở biển chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của Luật này.
2. Vật, chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam không được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam.
3. Khu vực biển được sử dụng để nhận chìm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
4. Việc nhận chìm ở biển không được gây ra tác động có hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước; hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển.
5. Việc nhận chìm ở biển phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.

Theo quy định của pháp luật thì vật, chất nhấn chìm phát sinh không trong lãnh thổ của Việt Nam thì sẽ không được phép nhận chìm ở vùng biển của nước ta.

Như vậy, theo quy định của pháp luật về yêu cầu đối với việc nhận chìm ở biển thì vật, chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam sẽ không được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam.

Vật, chất nhận chìm ở biển có chứa phóng xạ, chất độc thì có đáp ứng được điều kiện để được nhận chìm ở biển không?

Vật, chất nhận chìm ở biển có chứa phóng xạ, chất độc thì có đáp ứng được điều kiện để được nhận chìm ở biển không? (Hình từ internet)

Vật, chất nhận chìm ở biển có chứa phóng xạ, chất độc thì có đáp ứng được điều kiện để được nhận chìm ở biển không?

Vật, chất nhận chìm ở biển có chứa phóng xạ, chất độc được quy định tại Điều 58 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015, cụ thể như sau:

Vật, chất được nhận chìm ở biển
1. Vật, chất được nhận chìm ở biển phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; bảo đảm không tác động có hại đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản;
c) Không thể đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền hoặc việc đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền không hiệu quả về kinh tế - xã hội;
d) Thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển.
2. Chính phủ quy định Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển.

Theo quy định của pháp luật thì vật, chất được nhận chìm ở biển sẽ phải đáp ứng điều kiện về việc vật, chất đó không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy định theo những quy chuẩn kỹ thuật an toàn về bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì vật, chất nhận chìm ở biển có chứa chất phóng xạ, chất độc có thể sẽ được nhận chìm ở biển nếu không vượt quá những quy định về kỹ thuật an toàn bức và những quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có được thực hiện việc nhận chìm vật, chất không nằm trong nội dung Giấy phép không?

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép nhận chìm ở biển thực hiện việc nhận chìm theo quy định tại Điều 61 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015, cụ thể như sau

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có các quyền sau đây:
a) Được nhận chìm ở biển theo nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp;
c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
d) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại giấy phép theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, khởi kiện hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật thì việc nhận chìm ở biển của tổ chức, cá nhân có quyền được nhận chìm ở biển những vật, chất theo nôi dung được ghi trên Giấy phép nhận chìm ở biển.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, thì tổ chức cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển được thực hiện việc nhận chìm ở biển theo đúng nội dung được ghi trên Giấy phép không được thực hiện việc nhận chìm những vật, chất nằm ngoài nôi dung được ghi.

Môi trường biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đã có Thông tư 13 về kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo? Có những tiêu chí nào để phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo?
Pháp luật
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có cần phải phân vùng hay không? Nếu có thì việc phân vùng nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có cần phải thực hiện việc lập bản đồ phân vùng rủi ro hay không?
Pháp luật
Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi như thế nào? Chương trình bao gồm các nội dung gì?
Pháp luật
Chương trình quản lý tài nguyên vùng bờ có được lập cho khu vực có rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao hay không?
Pháp luật
Việc hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo sẽ phải dựa vào quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội đúng không?
Pháp luật
Để kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thì Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu bắt buộc phải có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trên biển đúng không?
Pháp luật
Việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được lập quy hoạch tổng thể có bao gồm tác động dự báo của biến đổi khí hậu, nước biển dâng không?
Pháp luật
Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được nhà nước đầu tư thông qua đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Môi trường biển
348 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Môi trường biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Môi trường biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào