Vàng trang sức ngày vía Thần Tài là gì? Muốn sản xuất vàng trang sức ngày vía Thần Tài thì cần điều kiện gì?
Vàng trang sức ngày vía Thần Tài là gì?
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
Theo quy định vàng trang sức được hiểu là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara và đã qua gia công, chế tác thành các món trang sức để phục vụ nhu cầu người sử dụng.
Ngày vía Thần Tài được xem như là ngày may mắn vì vậy rất nhiều người mua vàng và vàng trang sức vào ngày này. Vì vậy có thể hiểu rằng vàng trang sức hay vàng trang sức ngày vía Thần Tài là các sản phẩm vàng có hàm lượng vàng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên và được gia công mang tính thẩm mỹ cao.
Vía Thần Tài (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức ngày vía Thần Tài thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:
Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức sẽ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức khi đáp ứng đủ các điều kiện như:
(1) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(2) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Ngoài ra, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định tại Điều 8 Thông tư 16/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2017/TT-NHNN, khoản 3 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN và khoản 5 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN, gồm các tài liệu như sau:
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 16/2012/TT-NHNN).
(2) Văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm sản xuất; bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Theo đó, sau khi nộp đầy đủ hồ sơ sẽ được cơ quan Nhà nước xét duyệt cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
Tóm lại, doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức ngày vía Thần Tài phải đảm bảo được 2 yếu tố:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức;
- Đáp ứng điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Doanh nghiệp hoạt động sản xuất sản xuất vàng trang sức phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
4. Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
5. Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức phải có trách nhiệm:
- Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
- Chấp hành các quy định về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
- Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
- Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
- Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?