Vàng miếng SJC có khối lượng bao nhiêu? Khuôn sản xuất vàng miếng SJC do cơ quan nào chịu trách nhiệm bảo quản?
Vàng miếng SJC có khối lượng bao nhiêu?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức sản xuất vàng miếng
1. Ngân hàng Nhà nước quyết định sản xuất vàng miếng trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và cung cầu vàng miếng trên thị trường.
2. Ngân hàng Nhà nước giao Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC (sau đây gọi là Công ty SJC) gia công vàng miếng theo các quy định tại Quyết định này.
3. Ngân hàng Nhà nước quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và nguồn vàng nguyên liệu để tổ chức sản xuất vàng miếng.
4. Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất vàng miếng hàm lượng 99,99%, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty SJC (sau đây gọi là vàng miếng SJC). Khối lượng của loại vàng miếng SJC được sản xuất do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
5. Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mức phí gia công vàng miếng SJC trong từng thời kỳ trên cơ sở chi phí gia công, lợi nhuận dự kiến và thuế áp dụng.
Đồng thời, căn cứ Điều 5 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 quy định:
Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước ký kết Hợp đồng nguyên tắc gia công vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước và Công ty SJC (sau đây gọi là Hợp đồng nguyên tắc gia công vàng miếng).
2. Khi có nhu cầu gia công vàng miếng SJC, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản yêu cầu gia công vàng miếng cho Công ty SJC bao gồm các nội dung chính như sau:
a) Khối lượng vàng miếng SJC cần gia công;
b) Thời gian gia công;
c) Loại vàng miếng SJC cần gia công.
3. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu gia công vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước, Công ty SJC gửi văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước kế hoạch gia công vàng miếng SJC.
...
Theo đó, vàng miếng SJC được hiểu là vàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất với hàm lượng vàng miếng 99,99%, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty SJC.
Khối lượng của loại vàng miếng SJC được sản xuất do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Như vậy, có thể thấy khối lượng của vàng miếng SJC không được quy định cụ thể mà sẽ do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Vàng miếng SJC có khối lượng bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng SJC được lấy từ đâu?
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 thì nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng SJC được lấy từ:
(1) Vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước.
(2) Vàng miếng đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất trong từng thời kỳ, trừ vàng miếng SJC (gọi là vàng miếng khác).
(3) Vàng miếng SJC do Công ty SJC đã sản xuất, gia công, có ít nhất một trong các đặc điểm sau:
- Không đủ trọng lượng, bị cắt dũa, mài mòn;
- Bị trầy xước;
- Bị đóng thêm các dấu hiệu, ký hiệu không phải của Công ty SJC;
- Bị biến dạng.
(4) Các loại vàng khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Khuôn sản xuất vàng miếng SJC do cơ quan nào chịu trách nhiệm bảo quản?
Khuôn sản xuất vàng miếng SJC được quy định tại Điều 9 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 như sau:
Quản lý khuôn sản xuất vàng miếng SJC
1. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện kiểm kê, nhận bàn giao, niêm phong và bảo quản khuôn sản xuất vàng miếng SJC ngay sau khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện mở niêm phong khuôn sản xuất vàng miếng SJC và bàn giao cho Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước hoặc Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh khi có văn bản yêu cầu hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc gia công vàng miếng SJC.
3. Khi kết thúc mỗi đợt gia công vàng miếng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện niêm phong khuôn sản xuất vàng miếng.
4. Việc kiểm kê, nhận bàn giao, niêm phong và mở niêm phong khuôn sản xuất vàng miếng thực hiện theo Quy chế quản lý khuôn sản xuất vàng miếng, máy dập vàng miếng và giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu không phải của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quy chế giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thực hiện kiểm kê, nhận bàn giao, niêm phong và bảo quản khuôn sản xuất vàng miếng SJC.
Khi có văn bản yêu cầu hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc gia công vàng miếng SJC thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện mở niêm phong khuôn sản xuất vàng miếng SJC và bàn giao cho Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước hoặc Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, khi kết thúc mỗi đợt gia công vàng miếng thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện niêm phong khuôn sản xuất vàng miếng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?