Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có mấy phòng theo quy định? Các phòng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về những vấn đề gì?
- Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có mấy phòng theo quy định? Các phòng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Trong quản lý và điều hành mọi hoạt động của Văn phòng, Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về những vấn đề gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao như sau:
Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm vụ tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình nhiệm vụ công tác trọng tâm hàng năm. Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tổ chức thực hiện theo dõi, quản lý chế độ thông tin, báo cáo. Tham mưu giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác tổng hợp, thống kê và công nghệ thông tin; công tác cán bộ, thanh tra và thi đua khen thưởng; công tác hành chính, quản trị và tài vụ; công tác tiếp công dân và tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị, khiếu nại, tố cáo, phản ánh và các nhiệm vụ bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị; thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phân công.
...
Theo quy định trên, Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm vụ tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình nhiệm vụ công tác trọng tâm hàng năm. Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tổ chức thực hiện theo dõi, quản lý chế độ thông tin, báo cáo.
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (Hình từ Internet)
Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có mấy phòng theo quy định? Các phòng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
...
2. Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có 04 phòng gồm:
a) Phòng Tham mưu tổng hợp, Thống kê và Công nghệ thông tin (gọi tắt là Phòng Tổng hợp) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xây dựng báo cáo, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác; tham mưu các biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; sơ kết, tổng kết công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện theo quy định và chương trình công tác của đơn vị;
...
b) Phòng Hành chính, Quản trị và Tài vụ (gọi tắt là Phòng Hành chính) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện việc tiếp nhận, xử lý, quản lý, lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến, kiểm tra về mặt thể thức và kỹ thuật trình bày các văn bản do Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ban hành; tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong thực hiện công tác văn thư, lưu trữ quy định tại Điều 31 Quy chế này và công tác hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát theo quy định;
- Phối hợp với các Viện nghiệp vụ phục vụ việc xác minh, bổ sung tài liệu đối với các vụ án, vụ việc mà Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hoặc Tòa án nhân dân cấp cao có yêu cầu bổ sung chứng cứ; thực hiện các thủ tục giao, gửi các văn bản tố tụng do Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ban hành;
...
c) Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng (gọi tắt là Phòng Tổ chức) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo quy định phân cấp quản lý cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân; tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong việc thực hiện công tác cán bộ quy định tại Điều 32 Quy chế này, các Quy chế của ngành Kiểm sát nhân dân và quy định pháp luật khác có liên quan;
...
d) Phòng Tiếp công dân và xử lý đơn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tiếp công dân; tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xử lý thông báo, phản ánh, đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
- Thụ lý đơn, thông báo, phản ánh thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Tham mưu, đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về việc phân công và chuyển đơn giải quyết theo thẩm quyền; thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo kết quả giải quyết theo quy định;
...
Như vậy, Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có 04 phòng gồm:
- Phòng Tham mưu tổng hợp, Thống kê và Công nghệ thông tin (gọi tắt là Phòng Tổng hợp)
- Phòng Hành chính, Quản trị và Tài vụ (gọi tắt là Phòng Hành chính);
- Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng (gọi tắt là Phòng Tổ chức);
- Phòng Tiếp công dân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng được quy định cụ thể trên.
Trong quản lý và điều hành mọi hoạt động của Văn phòng, Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ quyền hạn của Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Chánh Văn phòng có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quản lý và điều hành mọi hoạt động của Văn phòng. Chánh Văn phòng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định tại Điều 7 Quy chế này; chủ động đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về kế hoạch, chương trình công tác và biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao;
2. Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong việc phân công nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Chánh văn phòng, công chức, người lao động khác thuộc Văn phòng;
3. Tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về việc thực hiện chính sách cán bộ; quản lý về mặt hành chính, lao động, công tác thanh tra, kiểm tra, công tác thi đua - khen thưởng, tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng trong đơn vị;
4. Phối hợp với các Viện nghiệp vụ trong Viện kiểm sát nhân dân cấp cao để giải quyết công việc được giao;
5. Là chủ tài khoản thứ II của cơ quan (nếu được ủy quyền), chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về việc quản lý, sử dụng, chi tiêu kinh phí được cấp, không để xảy ra lãng phí, mất mát kinh phí, tài sản của đơn vị;
6. Ký các văn bản giao dịch với các cơ quan, đơn vị hữu quan; là người phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và cung cấp thông tin cho báo chí khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao giao nhiệm vụ;
7. Thực hiện công việc khác do lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao giao.
Theo đó, Chánh Văn phòng có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quản lý và điều hành mọi hoạt động của Văn phòng. Chánh Văn phòng có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?